- Truyền thuyết xưa của Trung Quốc kể chuyện nàng Bao Tự mang khuôn mặt buồn làm chìm đắm cả giang sơn. Vào thời nhà Chu các thái y cũng phải bó tay với căn bệnh của nàng. Nhưng theo y học hiện đại rất có có thể nàng đã mắc căn bệnh trầm cảm. Thực chất bệnh trầm cảm đã xuất hiện từ khi loài người phân chia giai cấp và nhất là khi có sự xuất hiện của Khoa học kỹ thuật. Thời ông bà ta trước đây không hiếm những người luôn mang khuôn mặt u sầu hay tìm đến lá ngón để tự tử nhưng người ta gọi đó là nỗi buồn chứ không phải bệnh. Bởi cuộc sống có vô vàn điều bất như ý, con người lại là sinh vật phức tạp nhất, dễ bị tổn thương, nhạy cảm nhất. Trầm cảm có thể đến viếng thăm bất kỳ ai, ở bất kỳ thời đại nào. Nhưng hơn bao giờ hết thời hiện đại tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy cơ làm căn bệnh phát triển mạnh mẽ – trở thành bệnh của thời đại.
- 25% dân số Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Gần 40.000 người tự tử mà đại đa số có dấu hiệu tổn thương về tâm lý. Không phải không có lý khi người ta gọi bệnh trầm cảm là kẻ sát thủ giấu mặt. Vì nó là loại bệnh lý cũng giống như các bệnh lý khác nhưng thuộc tâm bệnh. Khi bạn bị gãy chân, đau răng, đau mắt… thì dễ dàng đo lường được độ nặng, nhẹ của nó. Nhưng tâm bệnh đối với nhiều người là căn bệnh rất mơ hồ. Vì nó dường như là vô hình nên chủ nhân của nó không biết làm thế nào với nó, đành chấp nhận sống chung với “con quỷ” đó không biết rằng nó đang ngày ngày hủy hoại mình rồi một ngày mình “ra đi” cùng với nó.
- Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000 – 40.000 người, cao gấp 3 – 4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trong đó 90% ca tự tử có dấu hiệu tổn thương về tinh thần.
Xã hội hiện đại tiềm ẩn rất nhiều các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm
- Trầm cảm được cho là sự mềm yếu được di truyền. Nó được cho là có thể có trong bất kỳ ai và do sự kích động của môi trường. Như vậy không thể không tính đến các yếu tố nội sinh (di truyền, chấn thương trực tiếp ở não bộ) khi một người phát bệnh trầm cảm. Nhưng chính yếu tố môi trường sẽ là nguyên nhân phát bệnh.
- Xã hội hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, kéo theo nó là hàng loạt những hệ lụy mà đáng báo động nhất là sức khỏe tinh thần của con người. Con người ngày càng rời xa kết nối thực như mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… thay vào đó là những kết nối ảo. Những nút ấn, chạm vô hồn thay cho ánh mắt, nụ cười, cái nắm tay thân tình. Thế giới ảo vô vàn những cám dỗ đủ mọi lứa tuổi biến tất cả trở thành nô lệ của chúng. Không phủ nhận rằng công nghệ tạo ra những bước tiến xa thần tốc trong hành trình phát triển của nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng tạo con người trong sự cô đơn tột bậc về tinh thần. Thế hệ của sự phát triển mạng xã hội được gọi là “thế hệ cô đơn”. Con người giải quyết công việc, những nhu cầu giao lưu, giải trí qua internet. Kết nối xung quanh mờ đi, người lớn hay trẻ em đều muốn chui vào vỏ bọc, tự cô lập mình không còn nhu cầu chia sẻ với người xung quanh.
- Nghiện internet là nguyên nhân đầu bảng dẫn đến trầm cảm ở trẻ. Từ việc tiếp cận, sử dụng nhiều dẫn đến nghiện. Biểu hiện là cảm giác cô đơn, bức bối, khó chịu và bị trầm cảm, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; nhận thức sai về giá trị sống; ảo tưởng hoặc đa nhân cách nếu người chơi nhập vai quá mức.
- Xã hội hiện đại với sự công khai tràn lan của các chất gây nghiện cũng là nguyên nhân dẫn giới trẻ đến việc lạm dụng, lệ thuộc các chất kích thích, nảy sinh hành vi bạo lực hay dễ rơi vào trầm cảm.
- Phải nhắc lại rằng đây là căn bệnh không mới. Vì tinh thần và thể xác là hai phần tất yếu của con người từ khi được sinh ra. Nhưng thời hiện đại chính là môi trường thuận lợi để quả bom nổ chậm được kích nổ. Nếu người xưa họ dễ dàng chấp nhận thực tại như một điều thuận theo quy luật thì ngày nay người hiện đại không biết thế nào là đủ. Thế giới phẳng làm họ dễ dàng nhòm ngó ra xung quanh và thèm khát những cái không thuộc về mình. Áp lực cuộc sống về kinh tế, gia đình, về sự hoàn hảo, về những nhu cầu cao hơn khả năng, làm người hiện đại luôn phải gồng mình lên, mệt mỏi và bất lực. Tất cả những điều đó như tảng đá vô hình làm người hiện đại rơi vào rối loạn, bế tắc và sinh trầm cảm.
Lời giải nào cho căn bệnh thời đại này?
- Thật khó để loại bỏ căn bệnh của thời đại. Vì nó nằm trong quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Chỉ còn cách là chúng ta hãy tự trang bị kiến thức cho mình để tránh sự viếng thăm của nó.
- Nhưng đang tồn tại một thực tế đáng buồn là trong khi số người mắc trầm cảm tại Việt Nam chiếm 25% dân số thì chỉ có khoảng 20% trong đó là được thăm khám. Một căn bệnh mà cướp đi sinh mệnh của hàng chục nghìn người mỗi năm. Số người chết vì trầm cảm chỉ đứng sau số ca tử vong về tim mạch nhưng lại chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ, thấu đáo. E ngại sự kỳ thị của xã hội là tâm lý chung của người Việt khi đi thăm khám các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần. Điều này xuất phát từ quan niệm lạc hậu cho rằng cứ đến phòng khám tâm thần là “điên” là “thần kinh”. Hay người ta chưa nhìn nhận trầm cảm là bệnh mà chỉ là ngại giao tiếp, thu mình, có vấn đề khúc mắc về tâm lý. Đa số cho rằng mình có thể tự giải quyết hay vấn đề của mình không thể giải quyết được tận gốc. Tất cả các quan niệm trên đều sai. Trầm cảm cũng là một bệnh giống như các bệnh lý thông thường. Với các bệnh thông thường bác sĩ cho thuốc để điều trị thì với trầm cảm cũng có những phương pháp đặc biệt để trị liệu. Vì vậy trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, có quy trình điều trị đúng đắn và nỗ lực trị liệu.
- Để phòng ngừa bệnh trầm cảm cho mình và người thân, mỗi người phải có nhận thức đúng đắn về căn bệnh trầm cảm và những hệ lụy của nó. Từ đó xây dựng cho mình lối sống lành mạnh gắn kết với những người xung quanh, với thiên nhiên.
- Cha mẹ luôn quan tâm, định hướng cho con cái với các vấn đề như học tập, mối quan hệ, sử dụng các thiết bị điện tử, tránh xa các chất gây nghiện và các trò chơi bạo lực trên mạng xã hội.
- Luôn tạo không khí gia đình vui vẻ, cảm thông, chia sẻ, gắn kết giữa các thành viên.
- Đọc thêm: Chưa ai biết cách chăm sóc trẻ teen mắc trầm cảm.
Khi có các dấu hiệu sau:
- Trạng thái trầm uất gần như cả ngày.
- Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động.
- Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá mức.
- Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được.
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
- Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức.
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không quyết định được.
- Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.
Bạn cần đến ngay các cơ sở, trung tâm thâm thần để được thăm khám và trị liệu:
- Nếu trầm cảm nhẹ bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện lối sống lành mạnh, sắp xếp việc ăn ngủ điều độ, thư giãn giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động như yoga, thiền, du lịch, nghe nhạc, xem phim..
- Nếu trầm cảm nặng bắt buộc do bác sĩ tâm lý có chuyên môn thực hiện. Tùy vào tình trạng bệnh có thể kết hợp dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh. Những bác sĩ tâm lý sẽ chỉ cho bạn nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạn đang mắc phải và cũng chỉ cho bạn con đường để bạn giải quyết vấn đề của mình. Họ đóng vai trò là người đồng hành và huấn luyện viên để người bệnh thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực, mạnh mẽ đối mặt với những tình huống khó khăn, từ đó thay đổi cấu trúc tâm lý lâu dài.
- Trong điều trị bệnh trầm cảm có ba yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của việc điều trị. Bệnh chỉ có tiến triển khi người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị và gia đình và xã hội tạo điều kiện hỗ trỡ tốt nhất về mặt tinh thần cho bệnh nhân.
- Khi bạn bị đau phần thực thể bạn đến bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc. Trầm cảm cũng vậy, cũng là loại bệnh lý cần được điều trị bởi bác sĩ tâm lý. Điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ tâm lý là những yếu tố kiên quyết để dứt điểm với căn bệnh này.
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn