Báo động 40.000 người tự sát vì trầm cảm mỗi năm

  • Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đây là con số đáng báo động được Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai đưa ra nhân ngày Sức khỏe thế giới (7/4) với chủ đề “Trầm cảm – Hãy cùng trò chuyện” nhằm tăng cường nhận thức của toàn xã hội về sức khỏe tâm thần.

Muốn tự sát vì chia tay người yêu

  • Tại Viện Sức khỏe tâm thần (VSKTT), các bác sĩ đã từng điều trị cho BN nữ 21 tuổi, là sinh viên năm cuối của một trường Đại học. BN có tiền sử khỏe mạnh, tính cách sống vui vẻ hòa đồng. Tuy nhiên từ khi chia tay người yêu cùng với với áp lực ở trường học, BN không thể ngủ hơn 3- 4 tiếng một tối. BN chán ăn, và gầy sút 4kg trong 6 tuần, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học và cũng không muốn làm việc gì. BN hay ngồi khóc, cáu gắt và giận dữ, cảm giác cuộc sống của mình không còn có ý nghĩa.
  • Gia đình cho hay, con gái đã nhiều lần nói với mẹ là không muốn sống nữa, muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại. BN được gia đình đưa đến khám và điều trị tại VSKTT. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán, BN đang ở giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần, có ý tưởng tự sát.
  • TS.BS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng VSKTT cho biết, tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Trong năm 2016, VSKTT khám và điều trị ngoại trú 18.402 lượt bệnh nhân (BN) trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt BN (chiếm 13,0%). Trung bình mỗi ngày có 50 BN đến khám và điều trị về trầm cảm. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người.

  • Nghiên cứu mới nhất tại VSKTT năm 2016 ở những BN từ 45 tuổi bị trầm cảm có tỉ lệ 36,5% BN có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Đa số tự sát do BN cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.

Cách khắc phục: Người khôn ngoan cảm thấy “Tôi chán ghét bản thân mình”, họ sẽ làm như sau?

  • Theo các bác sĩ, mục tiêu của điều trị trầm cảm nhằm đạt được đáp ứng điều trị, cải thiện tình trạng bệnh hoặc ổn định bệnh là không còn các triệu chứng càng sớm càng tốt, khi đó có thể duy trì các chức năng xã hội cho người bệnh và tiến tới hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, TS. Phương cho rằng, việc điều trị trầm cảm hiện nay gặp rất nhiều các thách thức, và khó khăn. Phần lớn BN trầm cảm đều không được nhận biết và điều trị sớm, nhiều trường hợp BN trầm cảm còn kỳ thị hoặc biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể nên đến khám tại các chuyên khoa khác trước khi đến khám tại chuyên khoa tâm thần. Vì vậy, phần lớn BN trầm cảm thường chậm chễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa. Vấn đề khó khăn khác là điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, việc dùng liệu pháp hóa dược đôi khi có thể có tác dụng không mong muốn, bản thân BN và gia đinh người bệnh không tuân thủ, bỏ điều trị.
  • Trong thực tế điều trị, hơn 50% BN có nguy cơ cơn tái diễn sau cơn thứ nhất, tỉ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ 2 và sau cơn tái diễn thứ 3 là 90%. Một số thuốc chống trầm cảm đạt được mức độ đáp ứng điều trị bệnh nhưng khi đó BN vẫn còn các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động khác. Một thuốc điều trị chống trầm cảm lí tưởng bên cạnh cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ, còn giúp BN phòng ngừa tái diễn, tái phát, giải quyết các triệu chứng còn tồn tại sẽ đáp ứng những trăn trở trong điều trị trầm cảm.


Rối loạn trầm cảm có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bao-dong-40000-nguoi-tu-sat-vi-tram-cam-moi-nam-dau-hieu-phat-hien-som-benh-nay-n129962.html

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn