Bạn chính là người giúp đỡ con tốt nhất.
- Theo sát kế hoạch điều trị: hãy chắc chắn con bạn tham dự đủ các buổi điều trị dù con không muốn đi. Nếu con có dấu hiệu chững lại, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại và ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng dội ngược.
- Tìm hiểu về trầm cảm: Việc này khích lệ con bạn và động viên trẻ theo sát kế hoạch điều trị. Nó cũng giúp bạn và người thân biết về trầm cảm và hiểu rằng trầm cảm là một bệnh có thể chữa trị được.
- Động viên con: nói với trẻ về những thay đổi bạn thấy được và nhấn mạnh với trẻ sự giúp đỡ không điều kiện của bạn. Hãy tạo một môi trường mà ở đó trẻ có thể chia sẻ những mối quan ngại và bạn ngồi lắng nghe chúng.
- Chú ý tới các dấu hiệu báo động: Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý của con về những thứ có thể làm trẻ bộc phát các triệu chứng trầm cảm. Tạo ra một kết hoạch mà bạn và con biết được cần làm gì nếu các triệu chứng trầm trọng hơn. Hãy nhờ gia đình và bạn bè giúp bạn để ý tới các dấu hiệu báo động nếu xảy ra ở trẻ.
- Đảm bảo trẻ có những thói quen lành mạnh: tập thể dục đều đặn dù chỉ là các hoạt động thể lực nhẹ nhàng có thể giảm bớt các triệu chứng của trầm cảm. Một giấc ngủ ngon là điều rất quan trọng cho trẻ vị thành niên, nhất là những trẻ mắc trầm cảm. Nếu con bạn có vấn đề với giấc ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Giúp con tránh xa rượu bia và chất kích thích: Trẻ có thể thấy thích dùng rượu bia, cần sa hoặc các chất kích thích khác để làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, nhưng trong thời gian dài chúng sẽ làm các triệu chứng trầm trọng hơn và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu con bạn cần giúp đỡ để đối phó với việc sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
- Cho con thấy bạn quan tâm và mong muốn hiểu được cảm giác của con làm trẻ biết được bạn quan tâm tới trẻ. Bạn có thể không hiểu được tại sao con lại cảm thấy thất vọng hoặc có cảm giác lạc lối hoặc thất bại, nhưng lắng nghe trẻ nói và không phán xét, đặt bản thân vào vị trí của con làm trẻ cảm thấy được thấu hiểu. Giúp con xây dựng sự tự tin bằng cách công nhận từng sự thành công nhỏ và khen ngợi con.
Khuyến khích con bạn làm những việc:
- Kết bạn và giữ những mối quan hệ lành mạnh: Những mối quan hệ tích cực có thể giúp con tăng sự tự tin và giữ liên lạc với những người khác. Khuyến khích con tránh kết bạn với những người có thái độ và hành vi làm cho bệnh trầm cảm của con nặng thêm.
- Luôn hoạt động: Tham gia các môn thể thao, các hoạt động của trường hoặc một công việc giúp con tập trung vào những điều tích cực hơn là những cảm xúc hoặc hành vi tiêu cực.
- Nhờ giúp đỡ: Trẻ vị thành niên có thể miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ khi mọi thứ dường như đã quá sức trẻ. Hãy động viên con nói chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc một người lớn khác mà trẻ tin tưởng bất kì lúc nào trẻ cần.
- Đặt ra các mục tiêu thực tế: Rất nhiều trẻ vị thành niên tự đánh giá bản thân khi chúng không thể đạt được các tiêu chuẩn không thực tế – ví dụ như ở các môn thể thao hoặc vẻ bề ngoài. Bạn hãy nói cho con biết rằng không hoàn hảo cũng không sao.
- Sống đơn giản: Động viên con lựa chọn cẩn thận các nhiệm vụ và nghĩa vụ và đặt ra các mục tiêu thực tế. Hãy cho trẻ biết khi trẻ cảm thấy nản lòng, làm việc ít lại cũng không sao.
- Căn chỉnh thời gian hợp lý: Giúp con lên kế hoạch các hoạt động bằng cách lập danh sách hoặc sử dụng sổ tay để giữ mọi thứ ngăn nắp.
- Ghi nhật kí: Nhật kí có thể giúp con bạn cải thiện tâm trạng bằng cách cho phép trẻ ghi lại những trải nghiệm đau đớn, tức giận, sợ hãi hoặc các cảm xúc khác.
- Kết nối với các trẻ vị thành niên khác đang vật lộn với trầm cảm: Hãy hỏi chuyên gia trị liệu xem có nhóm hỗ trợ dành cho trẻ vị thành niên bị trầm cảm ở cộng đồng hay không. Các nhóm này thường có trên internet, nhưng phải kiểm tra xem chúng có phải là những trang web tin cậy không – như nhóm Liên minh Quốc gia về bệnh tâm thần hoặc Nhóm hỗ trợ bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
- Sống lành mạnh: Hãy làm mọi thứ trong khả năng bạn để đảm bảo con bạn ăn uống đầy đủ, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon. Sử dụng các loại thức ăn lành mạnh, không trữ ở nhà các thức ăn có hại và đặt ra giờ đi ngủ trong nhà.
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn