“Rối loạn giấc ngủ” leo thang lên đỉnh điểm

Ngày nay mất ngủ đã trở thành bệnh lý phổ biến đến mức người bệnh chấp nhận sống chung với bệnh tật, chỉ đến khi mất ngủ gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có đến 20% – 30% dân số mất ngủ mỗi đêm. Mất ngủ không còn là câu chuyện nhỏ của mỗi người mà còn trở thành vấn đề lớn của xã hội. Vậy thế nào giấc ngủ chất lượng? Giấc ngủ được dựa trên 2 tiêu chí: thời lượng và chất lượng, thời lượng là ngủ đủ thời gian phù hợp từng lứa tuổi. Chất lượng giấc ngủ tức ngủ sâu, phẳng, không vật vã, không mê man, ngủ dậy mạnh khỏe, sảng khoái. Thời lượng ngủ của mỗi người tùy vào lứa tuổi:

  • 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ
  • 18 – 64 tuổi: 7 – 9 giờ
  • Trên 65 tuổi: 7 – 8 giờ

Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, tỉnh nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại. Đừng chủ quan khi mắc chứng mất ngủ vì nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Như:

  • Mệt mỏi toàn thân.
  • Đau đầu chóng mặt.
  • Tai nghe không rõ.
  • Trí nhớ giảm sút, tập trung kém.
  • Tinh thần bất ổn, phiền muộn.
  • Giảm tuổi thọ.

Mất ngủ kéo dài là nguyên nhân của bệnh tim mạch, tiểu đường; đột quỵ não; não bộ thoái hóa, sa sút trí tuệ.

Xã hội ngày càng phát triển thì bệnh mất ngủ càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Vậy những nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này.

  • Trước hết là căng thẳng tâm lí do áp lực công việc, gia đình.
  • Thêm nữa là do bệnh cơ thể như tim mạch, tiểu đường, hô hấp, các bệnh mãn tính.
  • Sử dụng các chất kích thích vào buổi tối trước khi đi ngủ như rượu, cà phê,…
  • Sinh hoạt không khoa học như sử dụng các thiết bị điện tử quá trong thời gian quá dài nhất là trước khi đi ngủ.

Đừng coi mất ngủ là việc nhỏ vì chúng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường, có thể tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm. Khi thấy có hiện tượng mất ngủ kéo dài, trước hết hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó để phòng và điều trị bệnh mất ngủ, bạn cần có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học. Không sử dụng chất kích thích vào buổi tối đặc biệt trước khi đi ngủ. Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin, sắt…Chú ý tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ, không tiếng ồn. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, internet… trước khi đi ngủ.

Ngủ là hoạt động chiếm 1/3 quỹ thời gian của con người, giúp cho việc phục hồi chức năng của cơ thể. Giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng đối với mỗi người nên hãy điều chỉnh và tìm các giải pháp nếu bạn mắc căn bệnh này.

Đọc thêm: Rối loạn giấc ngủ – “Con quái vật” đang ăn mòn sức khỏe bạn.

Đánh giá tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn