Bảo vệ con khỏi nạn Bạo lực học đường, cha mẹ nên làm gì?

"Nhức nhối" hơn "nhức nhối"

Bạo lực học đường – vấn nạn vô cùng nhức nhối và đáng báo động trong ngành giáo dục nói riêng cũng như xã hội nói chung. Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare đã và đang trị liệu cho rất nhiều các bạn ở lứa tuổi từ 13-20 tuổi bị tổn thương tâm lý do bạo lực học đường gây ra. Hầu hết các bạn đều có tâm lý là rất sợ đến trường, sợ gặp người lạ và thường bị ám ảnh với cảnh tượng mình bị bắt nạt, bị đe dọa nhưng không dám chia sẻ với ai. Và trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông đang đưa rất nhiều những thông tin về tình trạng bạo lực học đường, BrainCare cũng cảm thấy vô cùng xót xa cho các nạn nhân của bạo lực học đường.
💌Ngoài ra, BrainCare thấu hiểu được nỗi lo lắng, trăn trở của bậc làm cha làm mẹ khi thấy các thông tin về bạo lực học đường. “Làm thế nào để biết con mình ở trường có bị bắt nạt không, con mình ở trường có gây gổ, đánh nhau không? Làm thế nào để giúp con phòng tránh được vấn nạn này, làm thế nào để xoa dịu tổn thương của con khi bị bắt nạt, bạo lực ở khu vực trường học?”

Một số lưu ý, cha mẹ đừng "lướt qua"

Dưới đây, BrainCare xin gửi cha mẹ một số lưu ý giúp cha mẹ bảo vệ con khỏi nạn bạo lực học đường:
  1. Cha mẹ tập cho con thói quen chia sẻ về việc học tập ở trường, về thầy cô, về bạn bè của con và những vấn đề dù nhỏ mà con cảm thấy vui vẻ hoặc khó chịu ở trường.
  2. Hãy giáo dục cho con hiểu thế nào là bạo lực/bắt nạt: cho con tham gia các khóa học về kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường/ bạo lực gia đình, khóa học giáo dục giới tính,..
  3. Cho con một môi trường gia đình an toàn và lành mạnh: Khi con gặp vấn đề rắc rối, hãy tin tưởng và nghe con chia sẻ.Tạo cho con một môi trường sống tích cực, tránh xa bạo lực và những lời chửi mắng, sỉ nhục, lăng mạ… từ đời sống thực tế hay trên phim ảnh, game.

4. Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, giao tiếp của con ở trường.

5. Nhận biết khi con có xu hướng bạo lực: Chơi với vũ khí, khoe khoang về những hành vi bạo lực mà con muốn thực hiện, thể hiện sự ám ảnh về phim bạo lực hay trò chơi bạo lực, bắt nạt hoặc đe dọa người khác, đối xử tàn ác với vật nuôi hoặc động vật khác.

6. Xoa dịu con sau tổn thương từ bạo lực bằng sự quan tâm và yêu thương. Nếu tâm lý con bất ổn và kéo dài, gia đình có thể nhờ các chuyên gia tâm lý giúp đỡ.

Yêu thương và quan tâm con là biện pháp ngăn ngừa, cũng như chữa lành vết thương do bạo lực học đường hiệu quả nhất. Cha mẹ hãy là người bạn đồng hành của con để con được phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nhé!
  • Và cha mẹ đừng quên, BrainCare luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cha mẹ, đừng ngần ngại liên hệ với BrainCare nếu cha mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục con.

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký trị liệu