- Việt Nam là đất nước sử dụng bia rượu nhiều nhất thế giới. Rượu gây nhiều tác hại cho sức khỏe không chỉ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến gan, gây rối loạn giấc ngủ là căn nguyên của 200 loại bệnh. Nhưng tác hại lớn nhất của nó là gây ra rối loạn tâm thần. Rượu làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm mất kiểm soát vỏ não. Số bệnh nhân rối loạn tâm thần do nghiện rượu chiếm 1/3 số bệnh nhân tâm thần tại Viện sức khỏe Tâm thần Trung ương.
Thầy thuốc Ưu tú – TS.BSCK II Nguyễn Văn Dũng trả lời phỏng vấn
- Hiện nay số người rối loạn tâm thần tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, trở thành vấn đề lớn nhức nhối của xã hội về kinh tế, an toàn, sức khỏe cộng đồng. Theo một Bác sĩ ở Viện Sức khỏe Tâm thần ở Bệnh viện Bạch Mai: nếu uống quá giới hạn cho phép của cơ thể chịu đựng thì độc chất đó sẽ tác động nên hệ thần kinh trung ương dẫn đến những trung khu về vấn đề nhận thức, trung khu về tri giác, trí nhớ bị phong tỏa.
- Theo các bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần Trung ương thì rối loạn tâm thần thường gặp là sảng rượu, hoang tưởng và ảo giác. Tỉ lệ tử vong ở sảng rượu lên tới 30%, tỉ lệ tự sát ở người nghiện rượu cao thứ 3 sau bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm. Các rối loạn thường gặp xảy ra sau khi uống nhiều rượu, các biểu hiện thường là nói nhảm, lo âu, sợ hãi, kích động, ảo giác, hoang tưởng. Ảo giác là bệnh nhân nghe thấy tiếng nói, tiếng khen, tiếng chê tiếng chửi rủa… dẫn đến bệnh nhân tấn công người thân, người xung quanh. Hội chứng hoang tưởng là bệnh nhân nổi lên cảm giác ghen tuông, sợ hãi…nên đánh đập người thân một cách dã man hay tìm cách phòng ngự. Sảng rượu là rối loạn tâm thần cấp tính, lú lẫn,mê sảng, không nhận thức môi trường xung quanh, cảm thấy côn trùng rắn rết bò trên người. Chính tình trạng “sảng’ này dẫn đến hành vi vô cùng nguy hiểm như đốt nhà, giết người, nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng. Nếu không được điều trị kịp thời thì 15 – 20% bệnh nhân sảng rượu bị tử vong. Nghiện rượu lâu năm còn dẫn đến giảm trí nhớ, hay quên, ngớ ngẩn, mất khả năng làm việc.
- Khi thấy người nhà có những biểu hiện sau cần đưa đến trung tâm y tế về sức khỏe tâm thần để thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp để điều trị cho bệnh nhân.
- Luôn có cảm giác thôi thúc thèm muốn được uống rượu.
- Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng uống hoặc thiếu rượu.
- Khả năng dung nạp rượu tăng dần đến mức người thường không uống được.
- Biến đổi tính cách xao nhãng những ham thích và thói quen tốt.
- Trở thành người vị kỷ, chấp nhặt.
- Tin vui cho các bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu là hiện nay đã có hướng điều trị tốt cho căn bệnh này. Người bệnh điều trị tích cực tại viện tầm 1 – 2 tuần là sẽ khỏi. Tuyệt đối khi bệnh nhân có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác và sảng rượu không tự ý điều trị tại nhà. Và điều vô cùng quan trọng là người bệnh tự có ý thức rời xa rượu khi được bác sĩ điều trị thành công. Và người nhà kết hợp để hỗ trợ bệnh nhân tránh xa ma men bằng cách kéo bệnh nhân ra khỏi môi trường quen thuộc, thường xuyên quan tâm để bệnh nhân không cảm giác cô đơn. Nghiện rượu được ví như tảng băng chìm, trong khi nghiện ma túy là tảng băng nổi. Thực chất chúng đều là chất kích thích gây nghiện, dẫn đến tê liệt hệ thần kinh trung ương và có mức độ nguy hiểm gần như ngang bằng nhau. Đừng coi thường việc sử dụng rượu và những biểu hiện của những người sử dụng chất ma men này quá liều. Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở tâm thầm để được hỗ trợ cứu chữa kịp thời.
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn