Rối loạn lo âu lan tỏa – Rối loạn tâm lý điển hình mà trẻ em và vị thành niên thường gặp phải

roi-loan-lo-au-lan-toa-roi-loan-tam-ly-dien-hinh-ma-tre-em-va-vi-thanh-nien-thuong-gap-phai

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Theo tài liệu DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần – Phiên bản thứ 5 của Hoa Kỳ). Rối loạn lo âu được phân loại thành nhiều dạng khác nhau như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu chia ly, rối loạn hoảng loạn, chứng câm chọn lọc v.v… Tuy nhiên, trong bài viết này. BrainCare sẽ tập trung phân tích chuyên sâu về rối loạn lo âu lan tỏa – một rối loạn tâm lý điển hình thường gặp.
 

 Hiểu một cách đơn giản. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là tình trạng cảm thấy lo lắng quá mức và kéo dài liên tục trong một thời gian. Những lo lắng này gần như xảy ra mỗi ngày và kéo dài ít nhất 6 tháng. Khác với rối loạn lo âu xã hội (SAD). Bản chất lo âu của GAD trải dài trên nhiều khía cạnh của cuộc sống bao gồm tiền bạc, công việc, sức khỏe, gia đình v.v…. Trong khi đó, lo âu của SAD chủ yếu tập trung vào nỗi lo sợ khi giao tiếp hoặc phải tương tác với xã hội. Bên cạnh đó, người dễ mắc phải GAD thường là những người hay lo xa. Suy nghĩ quá mức hoặc có xu hướng cầu toàn. Trái lại, người gặp phải SAD thường là người nhút nhát, sợ bị đánh giá hoặc hay xấu hổ.

Theo MSD (Sổ tay y khoa uy tín hàng đầu thế giới của tập đoàn Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, Hoa Kỳ). Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu lan tỏa vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên, loại rối loạn này thường xuất hiện cùng với các vấn đề đi kèm khác như rối loạn sử dụng rượu, rối loạn hoảng loạn hoặc trầm cảm chủ yếu.
 
Theo DSM-5, để xác định một người có gặp phải GAD hay không, cần phải xem xét các khía cạnh sau.

Về mặt thời gian

Tình trạng lo lắng và căng thẳng quá mức phải xảy ra hầu như mỗi ngày và kéo dài ít nhất 6 tháng.

Về mặt biểu hiện

  • Bồn chồn hoặc luôn trong trạng thái căng “như dây đàn”
  • Dễ mệt mỏi
  •  Khó tập trung, đầu óc dễ bị xao nhãng
  •  Hay cáu gắt hoặc cảm thấy thường xuyên khó chịu
  • Căng cơ ơ các vị trí như vai, cổ hoặc lưng
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sau, hoặc hay thức giữa đêm)
Cũng cần phải lưu ý rằng. Các triệu chứng lo âu này phải gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, học tập hoặc công việc.

Rối loạn lo âu lan tỏa để lại những hậu quả gì nếu không được trị liệu kịp thời?

   Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời. Rối loạn lo âu lan tỏa sẽ khiến người mắc GAD luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng ở cường độ cao liên tục. Người bệnh sẽ luôn mệt mỏi. Dễ tuyệt vọng và có cảm xúc tiêu cực. Thậm chí, còn gia tăng nguy cơ trẻ gặp trầm cảm và rối loạn tâm thần khác.
 
   Về lâu dài, GAD còn khiến trẻ suy giảm chức năng học tập và kết nối với các mối quan hệ xung quanh. Trẻ gặp phải GAD thường khó tập trung. Dẫn đến mất năng suất học tập hoặc mất động lực theo đuổi các mục tiêu. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất. Trẻ có thể lạm dụng chất kích thích để trốn tránh thực tại.
Với đội ngũ chuyên gia gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục giàu kinh nghiệm. BrainCare là đơn vị đánh giá, tham vấn và trị liệu tâm lý uy tín hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm can thiệp trị liệu Rối loạn lo âu. BrainCare tự tin là người đồng hành đáng tin cậy. Cùng bạn thành công vượt qua Rối loạn lo âu. ♥️
“BrainCare – chữa lành bằng sự thấu hiểu”

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!