Mất chức vì những chẩn đoán rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi quá mức, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh thực thể. Rối loạn lo âu là bệnh lý mạn tính và tiến triển từ từ, thậm chí có thể xảy ra dưới dạng kịch phát.

Rối loạn lo âu là gì?

  • Rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi quá mức, thường không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh thực thể. Rối loạn lo âu là bệnh lý mạn tính và tiến triển từ từ, thậm chí có thể xảy ra dưới dạng kịch phát. Rối loạn lo âu thường kèm với tăng cảm xúc, biểu hiện qua các triệu chứng chung về nội tạng và vận động.

Một số dạng rối loạn lo âu và cách chẩn đoán

Ám ảnh sợ xã hội

  • Ám ảnh sợ xã hội thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên. Ban đâu, bệnh nhân có biểu hiện sợ người khác nhìn mình chăm chú dẫn đến né tránh các hoàn cảnh xã hội. Ám ảnh sợ xã hội phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Ám ảnh có thể kín đáo như sợ ăn uống ở nơi công cộng hoặc sợ nói trước công chúng hoặc sợ gặp người khác giới. Sợ nôn ở nơi công cộng có thể triệu chứng rất quan trọng cho chẩn đoán quyết định.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F:

Để chẩn đoán quyết định, cần phải đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn sau:

  • Các triệu chứng tâm lý, hành vi hoặc thần kinh thực vật phải là những biểu hiện nguyên phát của lo âu và không phải là thứ phát sau các triệu chứng như hoang tưởng hoặc ý nghĩ ám ảnh.
  • Lo âu phải khu trú hay chiếm ưu thế ở các hoàn cảnh xã hội đặc biệt.
  • Né tránh hoàn cảnh gây ám ảnh sợ phải là nét nổi bật.

Rối loạn hoảng sợ

  • Rối loạn hoảng sợ là những cơn tái diễn lo âu trầm trọng, không khu trú vào bất kỳ hoàn cảnh nào hoặc tình huống đặc biệt nào và không lường trước được. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột như đánh trống ngực, đau ngực, hồi hộp, choáng, chóng mặt.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F:

Chẩn đoán dựa vào các cơn rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng xảy ra trong thời gian khoảng một tháng:

  • Trong hoàn cảnh không có nguy hiểm về mặt khách quan.
  • Không khu trú vào hoàn cảnh được biết trước và không lường trước được.
  • Giữa các cơn bệnh nhân thoát khỏi một cách tương đối các triệu chứng lo âu (mặc dù lo âu đi trước là phổ biến).

 

Ám ảnh sợ biệt định

  • Ám ảnh sợ biệt định là những nỗi ám ảnh khu trú vào các tình huống đặc biệt như sợ động vật, sợ độ cao, sợ sấm, sợ bóng tối, sợ đi máy bay,…Yếu tố ám ảnh sợ biệt định được hình thành trên nền một sợ hãi mãnh liệt, bền vững và rõ rệt. Khi có các kích thích, nỗi ám ảnh sẽ dễ dàng gây ra cơn lo âu, hoảng loạn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F:

Để chẩn đoán quyết định ám ảnh sợ biệt định, phải có đầy đủ các các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng tâm lý hoặc thần kinh thực vật phải là những biểu hiện nguyên phát của lo âu mà không phải thứ phát sau các triệu chứng như hoang tưởng hoặc ý nghĩ ám ảnh.
  • Lo âu phải khu trú vào sự có mặt của đối tượng hay tình huống đặc biệt gây ám ảnh sợ.
  • Né tránh hoàn cảnh gây ám ảnh sợ bất cứ khi nào có thể

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

  • Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức là các ám ảnh hoặc cưỡng bức tái diễn lặp đi lặp lại. Bệnh nhân thừa nhận rằng ám ảnh – cưỡng bức là quá mức và không thể giải thích được nguyên nhân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F

Chẩn đoán ám ảnh cưỡng bức dựa vào những đặc điểm sau:

  • Phải được bệnh nhân thừa nhận là ý nghĩ hay xung động riêng của bản thân họ.
  • Phải có ít nhất một ý nghĩ hay động tác mà bệnh nhân còn kháng cự lại một cách vô hiệu, dù có thể có những ý nghĩ và động tác khác mà bệnh nhân không còn kháng cự lại.
  • Ý nghĩ về sự tiến hành động tác phải được bệnh nhân cảm thấy không thú vị (chỉ đơn giản một sự giảm nhẹ căng thẳng hoặc lo âu thì không được coi là sự thích thú theo ý nghĩa này).
  • Những ý nghĩ, hình ảnh hoặc xung động phải tái diễn một cách không thích thú.

Một vài chỉ số

Theo các tác giả Mỹ, trong chẩn đoán các rối loạn lo âu, có các thể loại sau:

  • Các ám ảnh sợ chuyên về chủ đề nào đó: 7 – 9 %.
  • Rối loạn lo âu xã hội với biểu hiện bị ngăn trở vì sợ như bị làm nhục, từ chối tiếp xúc tương tác xã hội như sợ nói trước đám đông, gặp người mới lạ trong tiệc tùng nơi công cộng: 7%.
  • Rối loạn hoảng loạn với từng cơn hoảng sợ tới mức khó kiểm soát hay đối phó với tình trạng sợ sệt lúc xảy ra: 2 – 3%.
  • Sợ (có thể tới mức hoảng lên và thường né tránh) phải đứng một mình, ở một mình trong khung cảnh trống rộng hay không gian kín hẹp, sợ đi qua nơi đông người: 2%.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (là lý do đến khám nhiều nhất) với cảm giác tự dưng giật mình sợ rồi nặng ngực hồi hộp, đánh trống ngực, “rần rần” tay chân rồi lạnh run. Xảy ra từng cơn, kèm bồn chồn bứt rứt đi tới lui: 2%. (Tỷ lệ này có thể thấp so với thực trạng thăm khám hàng ngày).
  • Rối loạn lo âu chia ly với biểu hiện lo lắng đau khổ, miễn cưỡng  phải xa cách và thường gặp ác mộng khi ngủ: 1 – 2%.
  • Câm chọn lọc: người bệnh khổ thể nói trong những tình huống xã hội đặc biệt.
  • Rối loạn lo âu do chất gây nghiện gây ra.
  • Rối loạn lo âu do bệnh nội khoa gây ra.

Các rối loạn lo âu gặp nhiều ở nữ hơn ở nam.

Khái quát chung

  • Lý do nhiều bệnh nhân đến khám vì triệu chứng lo lắng, trằn trọc khó ngủ, cảm giác sợ hãi kèm ngộp thở ép ngực lạnh tay chân, thậm chí phải cấp cứu tại bệnh viện đa khoa hay khoa tim mạch. Đây là những triệu chứng điển hình của các rối loạn lo âu.
  • Lo âu là phản ứng bình thường của các loạn sang chấn tinh thần (stress) và trong một số tình huống lo lắng có thể xảy ra để có được sự quan tâm chú ý cần thiết. Các rối loạn lo âu khác với cảm giác căng thẳng trong đó có sự sợ hãi quá đáng. Các rối loạn lo âu tác động tới gần 30% dân số người trưởng thành và có thể chữa trị được.
  • Lo âu được cho là tình trạng đề phòng trong tương lai liên quan (đến bản thân) và thường kèm theo cảm giác căng hay co cơ (như căng cơ sau gáy, vai và do đó người bệnh có hành vi tránh né các tình trạng sẽ hoặc đã xảy ra cơn lo lắng).
  • Sợ hãi là một đáp ứng cảm xúc với một thách thức đe dọa tức thì và thường kèm theo ý nghĩ phải đẩy lùi hay phản ứng bỏ chạy ngay cả khi đang phản ứng đẩy lùi hay thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
  • Các rối loạn lo âu có thể đẩy người bệnh vào tình trạng cố gắng tránh các tình huống kích hoạt triệu chứng hoặc làm nặng các triệu chứng lo âu.
  • Khi bị các rối loạn lo âu thường dẫn đến kết quả làm việc giảm sút, học hành kém đi cũng như các mối quan hệ bạn bè ít dần.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn