Quy luật sinh lão bệnh tử là quy luật muôn thủơ của tạo hóa. Ngoài việc những người lớn tuổi phải đối mặt với căn bệnh do quá trình lão hóa gây ra, họ còn đối mặt với bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm tuổi già là căn bệnh thần kinh điển hình ở người già. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh của người già, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Trầm cảm ở người già có những biểu hiện giống với bệnh trầm cảm nói chung nhưng nó cũng mang những dấu hiệu đặc trưng:
- Không muốn tham gia những hoạt động hàng ngày.
- Chán nản, cáu kỉnh, dễ tức giận, dễ bị kích động.
- Cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa hoặc buồn rầu.
- Thay đổi khẩu vị, thường ǎn không ngon miệng.
- Trọng lượng cơ thể thay đổi: Sút cân không như mong muốn hoặc tǎng cân.
- Khó ngủ: Mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày…
- Mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ.
- Tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi.
- Có ý định tự vẫn. Có kế hoạch tự vẫn hoặc thử tự vẫn.
-
Nếu những triệu chứng trên xuất hiện ở người cao tuổi liên tục hơn 2 tuần thì điều đó chứng tỏ người cao tuổi đó đã mắc chứng trầm cảm.
Nguyên nhân
- Do thay đổi về môi trường như nghỉ hưu. Nhiều người lớn tuổi bị sốc khi họ chuyển từ môi trường làm việc, được giao tiếp sang cuộc sống không công việc, ít người giao tiếp. Thường người già mất một khoảng thời gian mới cân bằng được, có những người không thích nghi được thì sẽ sinh trầm cảm.
- Do sự ra đi của người thân, biến cố trong cuộc đời quá sức cả người già. Vì bản thân người già hay nghĩ và dễ xúc động nên mọi sự kiện có ý nghĩa xảy ra đều làm họ phải bận tâm. Họ nhiều thời gian rảnh rỗi nên hay chiêm nghiệm, suy nghĩ. Thậm chí có sự việc đau buồn luôn diễn đi diễn lại trong đầu họ.
- Yếu tố sinh lý, sinh hoá: Do tuổi tác trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi.
- Dùng các chất kích thích như uống rượu quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Uống rượu và uống thuốc khác cũng gây ra tương tác bất lợi, tương tác này xảy ra và làm cho chứng trầm cảm trầm trọng hơn.
- Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một thực trạng đặc thù ở người cao tuổi: Khi người già bị các bệnh thực thể như tai biến mạch máu não, tuyến giáp, đái đường, cao huyết áp, trĩ …. thì các bệnh thực thể này có thể trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi, chữa không khỏi, rất hay xảy ra các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng bi quan, nghi ngờ, cáu kỉnh, xuất hiện tình trạng luẩn quẩn, trầm cảm làm cho các bệnh thực thể nặng thêm và ngược lại.
- Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động đặc biệt ở những người có bệnh ở các cơ quan vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người cao tuổi.
- Đôi khi các triệu chứng của bệnh thực thể che giấu triệu chứng của bệnh trầm cảm làm cho việc chẩn đoán ở người cao tuổi trở nên khó khăn hơn.
- Yếu tố di truyền: ở một số người trầm cảm có thể là một bệnh di truyền khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.
Biện pháp trị liệu
- Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Người già cũng đã từng trải qua thời tuổi trẻ. Họ đã từng sống một cuộc sống sôi nổi nhưng khi tuổi già ập đến với quy luật của tự nhiên họ muốn sôi nổi hơn cũng chẳng được. Điểm mấu chốt ở đây là giải quyết cho họ vấn đề tâm lý. Mà con cháu chính là người đóng vai trò tốt nhất để các cụ tìm lại niềm tin cuộc sống. Những người thân hãy gần gũi, chia sẻ với những người lớn tuổi trong gia đình mình.
- Người lớn tuổi nên chuẩn bị tâm lý trước khi về hưu. Vì khi chuyển từ môi trường công việc thậm chí được nhiều người trọng vọng sang cuộc sống ít giao tiếp, không công việc người già luôn có cảm giác mình vô dụng và lâu ngày sinh ra chứng trầm cảm.
- Tham gia các hoạt động tập thể, tổ chức của cộng đồng.Vì người lớn tuổi cần được giao tiếp, chia sẻ để được giải tỏa tâm sự, nỗi buồn trong lòng. Tự tạo các thú vui như: trồng cây, đọc sách, nuôi cá… để người bệnh thư thái, có những phút giây thoải mái.
Dùng thuốc. Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở người cao tuổi cần lưu ý:
- Liều thuốc chống trầm cảm thường thấp hơn thuốc chống trầm cảm ở người trẻ tuổi.
- Người cao tuổi sức khỏe yếu dễ bị tác dụng phụ của thuốc nên cần chú ý theo dõi. Ví dụ: suy giảm chức năng sinh lý, thay đổi thành phần phân bố trong cơ thể…
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần lưu ý các bệnh lý mà bệnh nhân cao tuổi hay mắc phải như: bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh suy gan, bệnh suy thận…
- Nếu tất cả những biện pháp trên không làm thuyên giảm bệnh trầm cảm ở người già thì cần đưa người bệnh đến các trung tâm y tế, cơ sở trị liệu để được thăm khám và điều trị đúng cách. Phương pháp hiện đại được cho là hiệu quả trong việc trị liệu cho người già đó là trị liệu tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ dùng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức giúp thay đổi hành vi từ tiêu cực đến tích cực. hay phương pháp trị liệu là sự hỗ trợ của cộng đồng.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn