- Ai có con trong giai đoan tuổi vị thành niên từ 10 – 24 mới thấy sự phức tạp về tâm lý ở lứa tuổi này. Trong giai đoạn này cái tôi trỗi dậy mạnh mẽ. Trẻ thích độc lập, làm theo ý mình thậm chí rất ương ngạnh, cứng đầu. Chính vì cái tôi trong trẻ giai đoạn này rất mạnh nên trẻ cũng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó là những thay đổi về mặt sinh lý như thay đổi nội tiết ở nữ, những biến đổi về sinh lý ở nam. Những tổn thương sâu sắc về mặt tình cảm hay những áp lực do học hành, thi cử sẽ dẫn trẻ đến một hiện tượng là rối loạn cảm xúc hành vi tuổi vị thành niên.
- Theo nghiên cứu của tổ chức Unicef thì 12% trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề về tâm thần. Các vấn đề tâm thần phổ biến của trẻ em Việt Nam là hướng nội như lo âu, trầm cảm, sự đơn độc…Hướng ngoại như tăng động, giảm chú ý…
- Những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự rối nhiễu tâm trí ở trẻ gồm có sự cô lập về cảm xúc, sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử, gia đình quá nghiêm khắc, kỳ vọng cao của cha me, áp lực học tập, thiếu sự hỗ trợ, bị bắt nạt…
- Vì thế cần phát triển các dịch vụ tư vấn tâm lý, dịch vụ hỗ trợ cho người có biểu hiện liên quan sức khỏe tâm thần và cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp tránh hệ lụy đáng tiếc về sau.
- Theo TS.BS Nguyễn Văn Dũng Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần trung ương cho biết: Các vấn đề tâm thần xảy ra ở tuổi vị thành niên nếu không được tư vấn điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, thành tựu học tập của các em, phải đối mặt với thách thức như cô lập và kỳ thị…
- Biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, xấu hổ, cáu giận, ăn uống kém, khóc lóc… Tình trạng trầm trọng hơn là thích sự nổi loạn như phá phách đồ đạc, đồ dùng cá nhân, bàn ghế; sa sút học tập; bỏ nhà đi, hoang tưởng dẫn đến trầm cảm; tự ti về bản thân dẫn đến thu mình, không muốn giao tiếp, tự kỷ. Và nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến di chứng não bộ cả đời cho trẻ. Nghiêm trọng hơn cả là trẻ tự gây tổn thương hay tự tử do không chịu được áp lực.
- Đa số các bậc phụ huynh Việt Nam chưa ý thức được hậu quả của việc rối loạn tâm thần tuổi vị thành niên, cho đó chỉ là sự thay đổi “nổi loạn” lứa tuổi. Nhưng thực chất chúng là những “sang chấn” về tâm lý nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Trẻ bị bỏ rơi, không được quan tâm tâm giai đoạn này sẽ dẫn đến não bộ bị tổn thương nghiêm trọng và trẻ sẽ nảy sinh những cảm xúc, hành vi bất thường như phá phách, trầm cảm, hoang tưởng. Trẻ sẽ dần bị xa lánh, cô lập dẫn đến hành động nghiêm trọng như tự làm đau mình như dùng vật nhọn, sắc đâm vào cơ thể hay tự tử vì quá áp lực và chán nản.
Điều trị
- Ăn uống đủ chất; Nghỉ ngơi đúng cách; Không thức khuya; Hạn chế dùng thiết bị điện tử.
- Khi có biểu hiện nặng hơn như khóc lóc, không muốn giao tiếp, học hành sa sút… nên đến chuyên khoa Tâm thần để được thăm khám.
- Rối loạn cảm xúc hành vi tuổi vị thành niên không còn là vấn đề của những gia đình có con mắc bệnh nữa mà là vấn đề của toàn xã hội. Vì lứa tuổi vị thành niên là tương lai của đất nước. Một đất nước vững mạnh thì các cá nhân phải có trí lực tốt. Nên để phòng tránh rối loạn tâm thần thì gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ như:
- Tạo tâm lý thoải mái; Khuyến khích học phù hợp với năng lực của trẻ; Thời gian học tập và vui chơi phân bổ hợp lý; Bổ sung các chất như sắt, vitamin; Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục toàn dân về bảo vệ sức khỏe tâm thần. Tổ chức ngoại khóa về sức khỏe tâm thần tại các trường học.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn