Cha mẹ có đang vô tình đẩy con ra xa? (Phần 1)

cha-me-co-dang-vo-tinh-day-con-ra-xa-phan-1
Có bao giờ cha mẹ tự hỏi, vì sao con càng lớn lại càng ít chia sẻ và ngại gần gũi với mình? Đôi khi chính những cử chỉ mà cha mẹ nghĩ là bình thường lại vô tình gây tổn thương, khiến cho con cảm thấy bất an, thiếu tin tưởng và đẩy con ra xa mà không hề hay biết. Những cử chỉ hành động đó là gì và liệu cha mẹ có đang vô tình khiến con cảm thấy xa cách không? Hãy cùng BrainCare tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
  • Nếu không hiểu được nhu cầu độc lập ngày càng tăng của con, cha mẹ có thể quy chụp con thiếu tôn trọng, cảm thấy mình đang không kiểm soát được con và càng cố gắng kiểm soát con hơn. Trên thực tế, khi con lớn lên, nhu cầu được tự chủ và tách dần khỏi bố mẹ là một phần trong sự phát triển tự nhiên của tâm lý lứa tuổi. Thay vì bao bọc con như khi còn bé, hãy nhìn nhận các con như những “người đang lớn”, cho con có những khoảng không của riêng mình. Khi con thấy cha mẹ tin tưởng, tôn trọng quyết định của mình, con có thể sẽ trở nên trưởng thành và có trách nhiệm hơn.

Thiếu sự chấp nhận, thấu hiểu mỗi khi con chia sẻ

  • Có một ranh giới giữa việc cập nhật tình hình các hoạt động của con và việc khiến con cảm thấy bức bách, khó chịu: Các con luôn cần sự quan tâm của cha mẹ, nhưng các con sẽ không muốn bị tra hỏi, phán xét, ‘lên lớp’ trong lúc kể câu chuyện của mình. Việc định hướng, giáo dục con trẻ là vô cùng quan trọng, nhưng cha mẹ hãy cố gắng lựa chọn những cách thức tinh tế, thấu hiểu, vừa để con không bị sợ hãi, căng thẳng mỗi khi trò chuyện, vừa giúp cha mẹ gần gũi và đồng hành với con tốt hơn.

Không thực sự dành thời gian lắng nghe con

  • Khi con muốn nói chuyện, hẳn đó là những điều quan trọng, cha mẹ hãy dành sự chú ý đủ đầy cho con. Bỏ điện thoại, tắt tivi, ngừng công việc đang làm, giao tiếp bằng mắt và lắng nghe bằng cả trái tim. Không quan trọng chủ đề của buổi nói chuyện đó là gì, điều quan trọng là chúng ta thể hiện sự quan tâm tới con, chú ý tới những gì con nói. Khi con cảm nhận được cha mẹ có lắng nghe, con sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn mỗi khi chia sẻ với cha mẹ. Và lúc này, cha mẹ cũng đã từng bước gỡ được một nút thắt của việc mất kết nối với con.

Khi con bị áp lực điểm số, cha mẹ nên?

Thay vì chủ quan, cha mẹ hãy....

  • BrainCare vừa gửi tới cha mẹ “3 điều đầu tiên” mà nhiều cha mẹ có thể đã từng vô tình mắc phải trong quá trình nuôi dạy con. Nhiều lúc cha mẹ nghĩ rằng đó là hành động bình thường nhưng thực tế, hệ quả để lại khiến cha mẹ rất buồn lòng. Những hành động kiểm soát quá mức, thẩm vấn hay không lắng nghe con có thể vô tình đẩy con ra xa mà cha mẹ không hề hay biết. Hãy nhớ rằng, con cái cần sự tin tưởng, lắng nghe và tôn trọng từ cha mẹ. Đôi khi, thay đổi cách tiếp cận không chỉ giúp cha mẹ giữ được mối quan hệ gần gũi với con, mà còn giúp con phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống. BrainCare chúc cha mẹ thành công! Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần được giải đáp trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ nhanh chóng nhắn tin/gọi điện với BrainCare để được tư vấn và có hướng hỗ trợ con kịp thời nhất!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!