Trẻ nhỏ cần được công nhận: Nhu cầu tâm lý quan trọng định hình sự tự tin và cảm xúc
Từ khoảng 3 tuổi, khi nhận thức bắt đầu phát triển rõ rệt. Trẻ em bắt đầu thể hiện rõ nhu cầu được công nhận. Đó là khi đứa trẻ giơ bức tranh vẽ nguệch ngoạc lên và hỏi:
“Mẹ ơi, mẹ có thấy con vẽ đẹp không?”
Đó là khi bé tự mặc quần áo, buộc dây giày, xếp hình khối. Và ánh mắt của trẻ lập tức tìm kiếm sự 𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 từ người lớn. Mỗi lời khen ngợi, mỗi ánh nhìn ấm áp, mỗi cái gật đầu chính là cách trẻ cảm thấy “𝐌𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐨́ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣.”
Nhưng nếu điều trẻ nhận được là sự phủ quyết
- Khi bé nói “Con thích màu hồng”. Người lớn đáp: “Hồng là màu con gái, con là con trai cơ mà!”
- Khi bé hào hứng kể chuyện tưởng tượng. Người lớn gạt đi: “Con nói gì linh tinh thế, đừng bịa chuyện.”
- Khi bé muốn giúp mẹ quét nhà nhưng làm rơi cây chổi, ông bà mắng: “Đi ra chỗ khác chơi, đừng phá nữa!”
Lặp đi lặp lại, trẻ bắt đầu hình thành một sự ngờ vực vì chính bản thân mình:
– “Có phải mình sai rồi? Có phải những gì mình thích, mình làm, mình nói… đều không được chấp nhận?”
Và đó chính là lúc áp lực cần được công nhận bắt đầu len vào trong tiềm thức.
Khi trẻ lớn lên trong khao khát được công nhận-những tổn thương âm thầm được hình thành từ rất sớm
Trẻ có thể lớn lên trong sự nỗ lực không ngừng…chỉ để được “thấy”. Một đứa trẻ càng bị phủ quyết nhiều, càng dễ trở thành người phụ thuộc vào sự công nhận từ bên ngoài. Chúng có thể:
- Cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, thật “đúng ý” người lớn — không hẳn vì bản thân muốn vậy, mà vì khao khát được công nhận, được yêu thương.
- Sợ mắc lỗi, sợ làm điều khác biệt. Sợ không đúng khuôn mẫu – vì sợ bị chê, bị mắng, bị lờ đi.
- Dễ tổn thương, dễ thu mình hoặc trở nên cực đoan – vì đã quen bị từ chối cảm xúc cá nhân từ rất nhỏ.
Và điều đau lòng nhất là: Chúng ta đâu cố tình làm tổn thương con. Nhưng mỗi lần phủ quyết nhỏ nhặt. Mỗi lần mắng mỏ vô tình, lại là một viên gạch xây nên bức tường ngăn cách giữa con và sự tự tin, tự do thể hiện bản thân
Giải pháp từ BrainCare: Chuyển kỳ vọng thành động lực thay vì áp lực
Bố mẹ hãy lắng nghe mong muốn thực sự của con thay vì áp đặt suy nghĩ cá nhân.Trao đổi cởi mở về những gì con thực sự đam mê. Không chỉ tập trung vào điểm số, thành tích. Thấu hiểu rằng con có cuộc đời riêng, và thành công không chỉ được đo bằng những tiêu chuẩn xã hội.
Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.