(Một số thông tin đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của nhân vật)
Câu chuyện của nam sinh tên Khang
Minh Khang, một nam sinh lớp 10, từng là niềm tự hào của gia đình và nhà trường bởi tính cách hoạt bát, năng động và luôn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể. Sự thay đổi bắt đầu xảy ra khi Khang bước vào năm học lớp 10, em đột nhiên trở nên lầm lì, ít nói, không ra ngoài nhiều và đặc biệt là bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử. Những thay đổi đột ngột này đã khiến cha mẹ em vô cùng lo lắng và bối rối. Họ không thể hiểu nổi điều gì đang xảy ra với cậu con trai ngoan ngoãn đầy sức sống của mình.
Sự thay đổi của nam sinh Khang
Trước đây, Khang luôn tự tin, hòa đồng và tràn đầy ý tưởng: Em luôn là người khởi xướng các hoạt động nhóm, tham gia câu lạc bộ, và không ngại đứng trước đám đông để phát biểu ý kiến. Bạn bè và thầy cô đều quý mến Khang vì tính cách vui vẻ và năng lượng tích cực của em. Thế nhưng, khi bắt đầu bước vào lớp 10, em bắt đầu có những biểu hiện khác thường: Khang ít nói hơn, thường xuyên từ chối các lời mời tham gia hoạt động ngoại khóa. Thay vì gặp gỡ bạn bè, em dành phần lớn thời gian ở trong phòng, đóng cửa kín mít. Thêm nữa, điều khiến cha mẹ Khang đau đầu nhất chính là việc em bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử. Khi bị phát hiện, chẳng những Khang sợ hãi mà em còn tỏ ra thản nhiên và chẳng quan tâm tới những lời tra xét của cha mẹ.
Cha mẹ nam sinh vô cùng bất lực
Quát mắng, thậm chí là đánh cũng không có ích, cha mẹ Khang nghe tư vấn từ người thân, cố gắng gần con, trò chuyện và khuyến khích Khang tham gia các hoạt động như trước đây. Tuy nhiên, mọi nỗ lực ấy đều không mang lại kết quả: Khang ngày càng né tránh cha mẹ, trở nên lầm lì, khó gần và ít chia sẻ. Sự lo lắng của cha mẹ Khang ngày càng lớn khi họ một mặt không thể nói chuyện với con, một mặt liên tiếp nhận những phản hồi tiêu cực từ cô giáo và nhà trường. Sau này, khi nghĩ lại, cha mẹ Khang chia sẻ rằng vào thời điểm đó, anh chị đã cảm thấy bất lực và thậm chí đã định cho con nghỉ học. Bản thân mẹ Khang đã sắp xếp công việc để nghỉ làm một thời gian giám sát con ở nhà.
Dành cho cha mẹ nam sinh nói riêng và cha mẹ nói chung
Có một thực tế là việc né tránh và thu mình của Khang có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề tâm lý tiềm ẩn như áp lực học tập, căng thẳng hoặc thậm chí là trầm cảm hoặc lo âu. Trong trường hợp của Khang, cha mẹ đã cố gắng để tiếp cận và nói chuyện với em, đây thực sự là một phương pháp đúng đắn, tuy nhiên, khi cha mẹ và con cái đã mất kết nối với nhau, phương pháp này lại không thể phát huy hiệu quả. Chính lúc này đây, việc mà cha mẹ Khang cần làm ngay là tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Với kiến thức và kĩ năng của mình, chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá vấn đề của Khang, xác định nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi cảm xúc, hành vi này và đưa ra các giải pháp thích hợp. Việc phối hợp với chuyên gia tâm lý có thể giúp gia đình Khang nắm bắt được những khó khăn tâm lý của con và có những chiến lược hỗ trợ kịp thời, giúp con vượt qua khó khăn ấy.
Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.