Sang chấn tâm lí “bịt miệng” trầm cảm

Sang chấn tâm lí nguyên nhân đầu bảng dẫn đến trầm cảm! 

  • Xã hội ngày càng phát triển thì căn bệnh trầm cảm càng trở thành nỗi đau nhức nhối không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho gia đình và toàn xã hội.

  • Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm lý buồn bã và mất hứng thú dai dẳng kéo dài. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào đó tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

  • Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 850.000 người tự sát do trầm cảm. Trầm cảm có nhiều nguyên nhân nhưng bài viết này xin đi sâu vào nguyên nhân trầm cảm do áp lực cuộc sống như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền, hôn nhân đổ vỡ… Sang chấn tâm lí hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống. Sang chấn tâm lý là những u uất, cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương não bộ. Nếu người bệnh không được thăm khám kịp thời để được hỗ trợ điều trị thì sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Cuộc sống con người lắm biến cố, có những sự việc xảy ra đột ngột gây tác động tiêu cực nên suy nghĩ của người bệnh. Trầm cảm khi mới phát bệnh rất khó phát hiện và dễ lầm lẫn với sự buồn chán.
  • Đọc thêm: Sang chấn tâm lí những điều cần biết

Vậy biểu hiện của trầm cảm

  • Tâm trạng buồn bã thể hiện qua khí sắc rầu rĩ, buồn bã, mất niềm tin vào cuộc sống.
  • Không hứng thú với bất cứ việc gì, cả những việc trước đây họ hứng thú.
  • Khẩu vị thay đổi, mất cảm giác ngon miệng, gầy sút, một số ít có biểu hiện thèm ăn dẫn đến tăng cân.
  • Biểu hiện sinh lý: Nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân.
  • Cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận với những người xung quanh, có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác, đòi hỏi cao về những người khác.
  • Hình thức bên ngoài: Ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp.
  • Có ý định hành vi tự sát.

  • Trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao chiếm 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm. Trong gia đình, người thân có ai có những biểu hiện trên cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám phát hiện và chữa trị kịp thời. Đối với căn bệnh trầm cảm mà nguyên nhân là do sang chấn tâm lý thì việc quan tâm săn sóc, động viên của người thân là đặc biệt quan trọng. Sang chấn tâm lý lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương sâu trong não bộ dẫn đến khó kiểm soát tâm lý hành vi, gây hậu quả tai hại nhất là tự sát. Nên cần đến cơ sở, bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng kí tư vấn