“Mình rất áp lực…”

minh-rat-ap-luc

Tớ rất áp lực. Tớ chẳng thể hiểu tại sao tớ lại mất tập trung đến như thế nữa. Tớ là 1 hsg giỏi. Có thể các bạn khác nhìn vào thấy mình học rất tốt.Nhưng thật ra bên trong đó là muôn vàn áp lực, và nghi ngờ bản thân mình. Mình cảm thấy stress,khi nhìn thấy ngkhac giỏi hơn mình. Mình cảm thấy thật tồi tệ khi mình không thể làm tốt hơn bài tập đó. Mình bế tắc khi chẳng thể giải nổi bài tập. Cuối cấp rồi. Khoảng tg đầy mệt mỏi. Mình đã ngốn 5tr của ba mẹ cho lệ phí thi ielts. Mình cũng cố gắng dành tg ra để luyện. Mình nghe listening ở nhà thì nghe dc xấp xỉ trong khoảng từ 29-32. Thế nhưng học ở trung tâm thì mình chỉ được có 19. Cô giáo đã nhắc nhở mình rất nhiều về việc phải cố gắng thêm nữa. Nguyên hàm,tích phân,điện phân,ielts. Tất cả xoay quanh như muốn nuốt chửng mình.

BrainCare xin trích dẫn tâm sự của một bạn học sinh cuối cấp giấu tên. Những lời tâm sự ấy được em giãi bày một cách rất chân thật, giữa những người bạn đồng trang lứa – đa số các em trong nhóm cũng đang trải qua cảm giác tương tự. Có lẽ, những điều này em chưa từng nói với cha mẹ. Hoặc thậm chí không biết làm thế nào để chia sẻ mà âm thầm chịu đựng một mình.

Các con dễ bị rơi vào vòng xoáy của áp lực học tập

  • Các em đang sống trong một thời đại mà giáo dục ngày càng được nâng cao với rất nhiều nhiều tiêu chuẩn, kỹ năng mới. Giáo dục ngày càng áp lực hơn với những kỳ thi quan trọng, những chứng chỉ “cần phải có,” và cả kỳ vọng không nhỏ từ bản thân lẫn mọi người xung quanh. Những điều này đôi khi vô tình trở thành gánh nặng, khiến các em cảm thấy mất phương hướng, stress và nghi ngờ chính mình. Đặc biệt ở giai đoạn cuối cấp. Việc vừa phải hoàn thành các môn học trên trường, vừa ôn luyện cho những kỳ thi quan trọng, áp lực chồng áp lực… Các em không chỉ cần cố gắng để đạt kết quả tốt, mà còn phải đối mặt với nỗi lo sợ không đạt được kỳ vọng của bản thân hay mọi người xung quanh.
  • Đối diện với những áp lực như vậy, nếu không tìm được chỗ dựa để nâng đỡ, các em dễ bị cuốn sâu vào vòng xoáy của sự mệt mỏi, căng thẳng và dẫn tới kiệt sức. Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc kết quả học tập giảm sút mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tâm lý và sự tự tin của con.

Con rất cần một vòng tay nâng đỡ con khi con bị áp lực

Là cha mẹ, anh chị cần hành động ngay hôm nay! Đôi khi, chỉ một câu nói đơn giản như “Con mệt thì nghỉ một chút nhé, để mẹ gọt táo cho mà ăn” cũng đủ để con cảm thấy an toàn và được yêu thương. Hãy để con biết rằng, dù kết quả ra sao, điều quan trọng nhất vẫn là con đã nỗ lực hết mình. Và đặc biệt, cha mẹ luôn yêu thương, ủng hộ con.
👉👉👉
Nếu băn khoăn không biết biểu hiện của áp lực học tập là như thế nào, cha mẹ hãy đón xem ở bài viết tiếp theo của BrainCare. Nếu con có các biểu hiện của áp lực học tập, cha mẹ đừng ngần ngại nhắn tin/gọi điện với BrainCare ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết và trị liệu kịp thời, cha mẹ nhé!.

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!