Cha mẹ có đang vô tình đẩy con ra xa? (Phần 2)

cha-me-co-dang-vo-tinh-day-con-ra-xa-phan-2
BrainCare yêu thương chúc quý phụ huynh và các bạn thật nhiều sức khoẻ và bình an. 
Tiếp nối bài viết trước, BrainCare xin được gửi tới phụ huynh những hành động của cha mẹ đã vô tình đẩy con mình ra xa hơn.

𝟒. Đối xử với con như thể con vẫn còn nhỏ

  • Ở tuổi teen, con bắt đầu muốn chứng tỏ mình đã lớn. Nếu cha mẹ vẫn cứ xem con như một đứa trẻ, điều đó có thể khiến con cảm thấy không được tôn trọng. Con không chỉ cần tình yêu thương, mà còn cần sự công nhận từ cha mẹ. Con mong muốn được cha mẹ lắng nghe, được tôn trọng suy nghĩ và lựa chọn của mình, thay vì bị ép buộc theo ý của cha mẹ.
  • Dù có những lúc con hành xử chưa thật sự chín chắn (điều này là bình thường), thay vì nhắc nhở như với một đứa trẻ, hãy động viên con thể hiện trách nhiệm và trưởng thành hơn. Cách cha mẹ đối xử sẽ quyết định con có cảm nhận được sự tin tưởng và tôn trọng hay không.
  • Cảnh báo: Trầm cảm tuổi vị thành niên (đọc để hiểu thêm)

5. Khiến con ngột ngạt vì bị kiểm soát quá mức

  • Người trưởng thành khi phải đối diện với các câu hỏi dồn dập cũng cảm thấy bị căng thẳng, huống chi các bạn tuổi teen! Các em rất dễ bị căng thẳng, thậm chí là kích động khi luôn phải đối mặt với những câu hỏi dồn dập, những quy tắc chặt chẽ từ cha mẹ. Con cảm thấy bị bó buộc, muốn phản kháng hoặc tìm cách thoát ra, đặc biệt là khi bị quản lý quá mức về thời gian, việc học, hoặc các mối quan hệ cá nhân.
  • Con cần có không gian riêng và được quyền tự quyết trong không gian đó. Cha mẹ hãy buông tay để con có cơ hội được sai lầm (miễn là không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác) vì chính những vấp ngã đó sẽ giúp con học cách trưởng thành. Cha mẹ không thể luôn kiểm soát mọi thứ, mà đôi khi, việc để con tự trải nghiệm sẽ là bài học quý giá hơn.

6. Để con quá tự do

  • Ngược lại với kiểm soát quá mức, nhiều cha mẹ lại cho rằng cứ để con tự do muốn làm gì thì làm. Cha mẹ mong muốn điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ tích cực với con. Tuy nhiên, điều này không hẳn là đúng.
  • Khi được tự do quá mức, con có thể gặp phải những tình huống xã hội mà con chưa đủ kinh nghiệm để đối mặt, dễ bị áp lực từ bạn bè mà không biết cách ứng phó. Thay vì tìm sự hỗ trợ từ gia đình, con sẽ chọn tìm kiếm kết nối ở những nơi khác, bên ngoài gia đình (trong các mối quan hệ đó, không thể tránh khỏi những mối quan hệ độc hại).

Nuôi dạy con tuổi teen

Mỗi đứa trẻ đều cần những ranh giới rõ ràng. Tùy theo mức độ trưởng thành của con, cha mẹ có thể nới lỏng hoặc điều chỉnh những giới hạn này cho phù hợp. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, việc nuôi dạy con tuổi teen luôn đòi hỏi sự tinh tế trong cách ứng xử, việc kiểm soát quá mức hay quá buông lỏng đều có thể khiến con cảm thấy xa cách. Điểm mấu chốt là cha mẹ cần lắng nghe không phán xét để hiểu con, từ đó đặt ra những ranh giới phù hợp giúp con vừa có không gian tự do, vừa được hướng dẫn đúng lúc. Hãy cho con thời gian và chân thành với con cha mẹ nhé.
Test tâm lý cho con:
https://ck.youcare.vn/sl/DzfTEt

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý BrainCare

Trong trường hợp, cha mẹ không thể kết nối với con hoặc cha mẹ lo lắng khi thấy con có những biểu hiện như: thu mình, ngại giao tiếp,…hãy nhanh chóng gọi điện với BrainCare để được các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ kịp thời, cha mẹ nhé!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!