Các loại hình trí thông minh của trẻ – Những điều cha mẹ chưa biết?

cac-loai-hinh-tri-thong-minh-cua-tre-nhung-dieu-cha-me-chua-biet
Ở Việt Nam, từ lâu nhiều cha mẹ đã quen dùng điểm số các môn Toán hay Tiếng Việt để đo lường trí thông minh của con mình. Mỗi lần con đi học về, thấy con mình toàn nhận được hai hoặc ba điểm môn toán, môn tiếng Việt, cha mẹ lại thấy nản lòng. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn mặc định con tiếp thu chậm hoặc không được thông minh cho lắm? Nhưng sự thật có phải là như thế?
 
Cha mẹ đã từng nghe đến lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner chưa? Là một giáo sư nổi tiếng của Đại học Harvard, ông Gardner cho rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang trong mình các loại trí thông minh khác nhau. Chính vì vậy, thông minh không chỉ được đánh giá dựa trên ngôn ngữ hay toán học. Trên thực tế, cấu trúc trí tuệ của trẻ có thể phát triển theo những chiều hướng khác nhau.
Theo Giáo sư Howard Gardner, có đến 9 loại hình trí tuệ thông minh sau:

9 loại hình trí tuệ thông minh cha mẹ nên biết?

1. Trí tuệ thông minh logic - toán học (Logical - mathematical intelligence)

Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng suy nghĩ rất logic, phân tích vấn đề một cách hệ thống, dễ dàng tìm ra quy luật và giải quyết các bài toán hoặc câu đố tư duy.
 
 Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí tuệ thông minh logic – toán học:
  • Trẻ rất thích chơi cờ hoặc các trò chơi mang tính tư duy, chiến thuật.
  • Trẻ có xu hướng thích độc truyện trinh thám hoặc rất mê các bộ phim phá án.
Ngoài ra, việc trẻ thích lên kế hoạch cho các sự kiện trong cuộc sống (chẳng hạn như phân chia thời gian làm bài tập, giúp cha mẹ dọn nhà v.v…) cũng có thể là biểu hiện của loại hình trí tuệ thông minh này.
 

2. Trí tuệ thông minh ngôn ngữ - lời nói (Logical - mathematical intelligence)

Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình một cách cụ thể và rõ ràng. Không những vậy, trẻ có thể dễ dàng hiểu các khái niệm phức tạp chẳng hạn như phép ẩn dụ, khái niệm triết học v.v… Đặc biệt, loại hình trí tuệ thông minh này cho phép trẻ có khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Điều này giải thích vì sao trẻ có thể tiếp thu ngôn ngữ mới nhanh chóng.
Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí tuệ thông minh logic – toán học:
  • Trẻ thuộc loại trí tuệ thông minh này thường rất giỏi sử dụng từ ngữ, nên trẻ rất yêu thích việc nói chuyện trước đám đông.
  • Trẻ rất thích các trò chơi liên quan đến từ vựng hoặc ghép chữ.
  • Trẻ có kỹ năng tranh luận ấn tượng vì có thể dễ dàng nhận ra một số điểm vô lý của cha mẹ hoặc những người xung quanh.
  • Trẻ có khả năng tiếp thu rất nhanh các ngôn ngữ nước ngoài. Thậm chí, một số trường hợp ghi nhận trẻ có thể thích tìm hiểu và sử dụng các ngôn ngữ cổ.
  • Việc trẻ thường xuyên viết ký ghi lại cuộc sống hàng ngày hoặc thể hiện tâm tư, suy nghĩ của mình qua các con chữ cũng là biểu hiện của việc trẻ sở hữu trí tuệ thông minh ngôn ngữ – lời nói.

3. Trí tuệ thông minh thị giác - không gian (Visual-Spatial Intelligence)

Trí thông minh thị giác – không gian là khả năng hình dung và xây dựng hình ảnh một cách vượt trội trong trí tưởng tượng. Nói theo cách khác, đây là trí thông minh của những đứa trẻ có trí tưởng tượng tốt và phong phú. Trẻ sở hữu loại trí thông minh này thường nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình dạng, không gian và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh thị giác – không gian:
  • Trẻ thường làm tốt những công việc, nhiệm vụ liên quan đến hình dạng, hoa văn và màu sắc. Một đặc điểm nổi bật của nhóm trẻ này là các em rất thích vẽ, tô màu và thực hiện các hoạt động nghệ thuật thị giác khác ( chẳng hạn như vẽ tranh, làm thủ công, thiết kế v.v…)
  • Vì có khả năng tưởng tượng vượt trội thông qua các hình ảnh, trẻ rất dễ dàng lắp ghép đồ vật, mô tả hoặc xác định được đúng các địa điểm được nhắc đến. Ngoài ra, các trò chơi giải đố (điển hình là xếp hình) cũng là thế mạnh của trẻ.
  •  Trong quá trình học ngoại ngữ, em có thể nhận diện hình ảnh của con chữ tốt hơn rất nhiều so với việc phát âm từng âm tiết của con chữ đó.
  • Trong môn toán học, em thường giỏi toán hình- không gian hơn là toán số.

4. Trí tuệ thông minh cơ thể - vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence)

 Trí thông minh cơ thể – vận động giúp trẻ nhạy bén với cảm giác của cơ thể mình. Từ đó, trẻ biết cách điều khiển các chuyển động một cách linh hoạt và khéo léo, đặc biệt là khi tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu thích như múa, thể thao hoặc diễn xuất. Nói cách khác, trí thông minh này sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng thân thể vận động một cách khéo léo nhất trong các hoạt động mà trẻ tham gia.
 
Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh cơ thể – vận động: trẻ thường làm tốt các hoạt động sau:
  • Các môn thể thao, khiêu vũ và thể dục đòi hỏi khả năng kiểm soát và phối hợp các bộ phận trên cơ thể
  • Những hoạt động cần sự khéo léo của các cơ nhỏ như nấu ăn, làm thủ công hoặc sửa chữa
  • Biểu đạt cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể như diễn xuất hoặc kịch câm.

5. Trí tuệ thông minh âm nhạc (Musical Intelligence)

Trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, sáng tạo và thể hiện các yếu tố âm thanh như nhịp điệu, giai điệu và sắc thái âm nhạc. Trẻ có loại trí tuệ này thường rất nhạy cảm với âm thanh và dễ dàng nhận ra sự khác biệt về cao độ, nhịp điệu hay âm sắc. Nhờ đó, trẻ thường có năng khiếu nổi bật trong việc học nhạc cụ, hát, sáng tác hoặc biểu diễn. Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh âm nhạc có tiềm năng phát triển trở thành ca sĩ, nhạc sĩ hay nghệ sĩ biểu diễn trong tương lai.
Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh âm nhạc:
  • Trẻ có khả năng tiếp thu giai điệu các bài hát rất nhanh và có khả năng chơi nhạc cụ xuất sắc, thậm chí nhiều trường hợp là xuất chúng (thiên tài âm nhạc).
  • Trẻ có thể nhận biết dễ dàng nhiều loại âm điệu, âm thanh từ các nhạc cụ được sử dụng trong một bài hát.
  • Việc trẻ dễ dàng ghi nhớ từ vựng ở các ngôn ngữ khác nhau cũng có thể là biểu hiện của trí thông minh âm nhạc. Vì bộ não của trẻ được cấu trúc để tiếp nhận thông tin dễ dàng qua các âm thanh. Do đó, trẻ thường ghi nhớ những gì trẻ nghe được tốt hơn so với những gì trẻ đọc hoặc nhìn thấy. Đặc biệt, trẻ có trí thông minh âm nhạc cũng dễ bắt chước ngữ điệu, trọng âm và cách phát âm chuẩn của ngôn ngữ nước ngoài.

6. Trí tuệ thông minh nội tâm (Intrapersonal Intelligence)

Trí thông minh nội tâm là khả năng trẻ có thể tự nhận biết và thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc, động lực và giá trị sống bản thân.Nói theo cách khác, đây là loại hình trí tuệ giúp trẻ có thể tự suy ngẫm, phản tỉnh và hiểu rõ con người bên trong mình. Nhờ đó, những đứa trẻ sở hữu trí hông minh nội tâm thường lập kế oạch rất tốt, đưa ra quyết định sáng suốt và biết cách theo đuổi mục tiêu một cách hiệu quả.

Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh nội tâm:
  • Trẻ thường có xu hướng thích ở một mình và thường làm việc hiệu quả khi được xử lý mọi thứ độc lập. Do đó, những trẻ này thường có xu hướng sống nội tâm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Trẻ kiểm soát rất tốt cảm xúc, đặc biệt là sự tức giận.
  • Trẻ sở hữu loại trí tuệ này hiếm khi lặp phải lỗi sai đến tận hai lần. Vì trẻ luôn cố gắng học hỏi sai lầm trong quá khứ để tránh đi vào “vết xe đổ” một lần nữa.
  • Những đứa trẻ này có xu hướng phát triển toàn diện và mạnh mẽ, vì trẻ thấu hiểu rất rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Thậm chí, những đứa trẻ này rất có khả năng trở thành những nhà lãnh đạo tài ba trong tương lai.

7. Trí thông minh giao tiếp (Interpersonal Intelligence)

Trí thông minh giao tiếp là khả năng giúp trẻ dễ dàng kết nối, tương tác và biết cách xây dựng mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Vì những đứa trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này có khả năng nhìn thấu được như cầu, động lực và bản chất hành vi của người khác. Do đó, trẻ có thể tinh tế, khéo léo thiết lập các quan hệ một cách tự nhiên và dễ dàng. Điều này cũng một phần giải thích vì sao những đứa trẻ có trí thông minh giao tiếp là những cá nhân rất dễ nổi tiếng. Và có khả năng tạo ra một vùng ảnh hưởng nhất định của bản thân.

Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh giao tiếp:
  • Trẻ thường rất nổi bật giữa đám đông vì những đứa trẻ sở hữu loại trí thông minh này thường rất nhiều bạn bè và dễ dàng thích nghi với các tình huống xã hội.
  • Trẻ giao tiếp rất tốt. Đặc biệt, trẻ rất thích tham gia vào các cuộc trò chuyện hoặc tranh luận một vấn đề gì đó.
  • Trẻ rất dễ thấu cảm với người khác. Do đó, trẻ có thể thấu hiểu được cảm xúc, tâm trạng, thậm chí là những nỗi đau thầm lặng của người mà trẻ đang trò chuyện. Vì vậy, trong một số trường hợp, trẻ có thể hơi nhạy cảm hoặc cảm thấy mất năng lượng nếu trò chuyện, giao tiếp với người tiêu cực trong một khoảng thời gian dài.

8. Trí tuệ thông minh thiên nhiên (Naturalistic Intelligence)

Trí thông minh thiên nhiên là khả năng giúp trẻ nhìn ra được sự vận động hoặc mối liên hệ tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong tự nhiên. Do đó, trẻ rất nhạy bén với các loài động – thực vật, cũng như có đam mê bất tận với thế giới thiên nhiên. Theo Howard Gardner, trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này rất có tiềm năng thành công trong các lĩnh vực như khoa học môi trường, bảo tồn thiên nhiên, nông nghiệp v.v… Hay nói cách khác, trẻ cũng rất “mát tay” trong việc trông cây cối nảy nở và sinh tươi.

Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh thiên nhiên:
  • Trẻ có khả năng làm tốt các công việc liên quan đến môi trường tự nhiên, như trồng cây hoặc chăm sóc động vật.
  • Trẻ rất giỏi trong việc nhận biết các loài cây, con vật và các yếu tố tự nhiên khác.
  • Trẻ rất ưa thích khám phá thế giới thiên nhiên xung quanh.

9. Trí tuệ thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)

Trí thông minh hiện sinh là hình thái thông minh khiến trẻ thường xuyên đặt ra các câu hỏi triết học hoặc về sự tồn tại của bản thân như: “Vì sao tôi lại sinh ra trong cuộc đời này? Tôi là ai v.v…”.
 
 Biểu hiện bên ngoài của trẻ sở hữu trí thông minh hiện sinh:
 
  • Trẻ rất thích thảo luận về những vấn đề trừu tượng hoặc khó nắm bắt.
  • Trẻ thường xuyên giúp đỡ người khác hoặc động vật. Bên cạnh đó, một trong những biểu hiện đặc trưng của trẻ sở hữu loại trí tuệ này là rất thích tham gia các hoạt động thiện nguyện. Vì trẻ thường có các câu hỏi rất sâu sắc về xã hội như: “Tại sao lại có người giàu và có người khổ cực như kia? Tại sao mình lại có cha mẹ mà các bạn đấy lại không? V.v… Chính vì những câu hỏi mang tính chất hiện sinh, nhìn thấu cuộc đời khiến trẻ rất dễ có tấm lòng từ bi và thương cảm cho các mảnh đời bất hạnh.

Vậy là chúng ta đã khám phá toàn bộ 9 loại hình trí thông minh. Nếu cha mẹ muốn xác định điểm mạnh, điểm yếu, xu hướng trí thông minh của con để giúp con phát triển tối ưu, hãy đăng ký đánh giá chuyên sâu ngay với Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare để được các tiến sĩ – thạc sĩ uy tín hàng đầu tư vấn, cha mẹ nhé!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!