Bạo hành trẻ em – những con thú đội lốt người

Quy định về vấn đề bạo hành trẻ em được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm các hành vi như:

  • Có hành vi xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.
  • Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
  • Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ.
  • Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
  •  Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức; Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì.
  • Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ; Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.”

Ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính. “Mẹ ơi, con muốn nói!”, click ngay.

Hậu quả của bạo hành đối với trẻ

Bạo hành trẻ em để lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần:

  • Về thể chất suy kiệt khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển, bệnh tật, ốm đau.
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất là hằn sâu vết thương tâm lý nghiêm trọng ở trẻ, khiến tâm lý trẻ luôn trong tình trạng lo sợ, tự ti, rụt rè, nhút nhát…
  • Trẻ thay đổi hành vi ứng xử khi bị bạo hành nhiều. Trẻ trở nên thô lỗ, cục cằn và hung bạo thậm chí còn bạo hành người khác.
  • Trẻ có thể bị trầm cảm hoang tưởng, ảo giác, tâm trí bất ổn và xa lánh mọi người, phó mặc cuộc sống, không mơ ước, hoài bão.

Biện pháp để hạn chế bạo hành trẻ em

  • Giáo dục các em về quyền của trẻ em, tất cả mọi hành vi xâm phạm trẻ đều bị trừng trị (kể cả người thân trong gia đình).
  • Tăng cường giáo dục kỹ năng làm cha mẹ đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội để hỗ trợ các gia đình  giải quyết được các yếu tố dẫn đến bạo lực với trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng được hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ con em mình khỏi bị bạo hành.
  • Đọc thêm: Chưa ai biết cách chăm sóc cho trẻ teen mắc trầm cảm

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn