Mẹ ơi, con đi chết đây!

  • Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi nhận được thông báo của đứa con mình dứt ruột đẻ ra? Vừa cách đây vài phút cũng chính đứa con đấy còn tíu tít hỏi han bạn xem ăn gì để tối nó mua. Vậy mà, vài phút sau nó đã rơi xuống vực thẳm không tìm thấy đường ra. Nó đã tìm đến cái chết để kết thúc vai diễn quá sức! Trầm cảm cười – căn bệnh quái ác. Tôi gọi đó là họ đang đeo một lớp mặt nạ. Họ đang cố hoàn thành vai diễn của mình với cuộc đời để được nhìn nhận là một người bình thường, một đứa con ngoan, một nhân viên tốt, một người vợ người chồng mẫu mực. Ai biết trong tâm hồn họ là hố sâu hoắm, vực thẳm không lối thoát. Chính mâu thuẫn giữa việc thể hiện bên ngoài và nội tâm bên trong làm căn bệnh càng thêm nghiêm trọng. Họ vẫn cười vẫn nói cho đến một ngày họ đã tự sát để kết liễu chuỗi ngày dài dằng dặc phải đóng hai vai của mình.
  • Trầm cảm cười (Smiling Depression) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng người bị trầm cảm cố che giấu cảm xúc bằng cách tỏ ra hạnh phúc, luôn tươi cười và vui vẻ ở bên ngoài. Theo các chuyên gia, hội chứng này thường xảy ra ở người bị rối loạn trầm cảm kéo dài. Nếu chỉ nhìn vào hành động, người mắc hội chứng trầm cảm cười hầu như không có điểm khác biệt với người bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười rất khó phát hiện và cũng khó chuẩn đoán. Bản thân người bị trầm cảm cười họ cũng biết bệnh của mình nhưng họ ngại chia sẻ, thậm chí là họ có cảm giác tội lỗi. Nhìn chung thì người mắc hội chứng trầm cảm cười khi cởi bỏ lớp mặt nạ thì cũng có những biểu hiện giống với người mắc trầm cảm nói chung.

Biểu hiện

  • Thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày mà không rõ nguyên nhân.
  • Luôn phải cố gắng thức dậy vào mỗi sáng và miễn cưỡng thực hiện các hoạt động.
  • Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi tham gia vào các cuộc thảo luận, họp hành, vui chơi.
  • Hoàn thành công việc khó khăn, mất tập trung trong công việc, cảm thấy thiếu năng lượng.
  • Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, hối lỗi, xấu hổ, hụt hẫng, không có động lực trong mọi việc.
  • Bạn đã biết cách: Đánh lạc hướng tâm trí khỏi suy nghĩ lo âu?
  • Không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của bản thân, không có động lực để làm bất cứ việc gì.
  • Thay đổi khẩu vị, cân nặng và giấc ngủ.
  • Mệt mỏi hoặc thờ ơ.
  • Cảm giác tuyệt vọng, thiếu tự tin và đánh giá thấp giá trị bản thân.
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui khi làm những việc đã từng rất thích thú.
  • Người trầm cảm cười chiếm từ 15% đến 40% những người bị trầm cảm mắc trầm cảm. Đa phần họ là những cá nhân tích cực, thông minh, những người có ích đóng góp cho xã hội. Trầm cảm được cho là có thể có trong bất cứ ai do sự kích động của môi trường.  

Nguyên nhân

  • Sang chấn tâm lý: Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm, nhất là đối với những người mắc chứng trầm cảm cười – những người cầu toàn, mong muốn sự hoàn hảo trong cuộc sống thì áp lực càng đè nặng lên họ. Sang chấn tâm lý là tình trạng xúc động mạnh do phải đối mặt với những sự việc quá mức, mâu thuẫn trong hôn nhân, gia đình, công việc, sang chấn do biết bản thân mắc các bệnh nan y như ung thư, nhiễm HIV,… Để tránh sự dò xét từ những người xung quanh, người mắc chứng trầm cảm có thể tự che giấu cảm xúc thông qua các trạng thái cảm xúc tích cực như cười tươi, vui vẻ, lạc quan.
  • Do ảnh hưởng của nền văn hóa: Ở các nước hiện đại khi gặp bất cứ một dấu hiệu gì liên quan đến tâm thần, người ta đến gặp các bác sĩ tâm lý. Nhưng ở hầu hết các quốc gia đang và chậm phát triển, phải thật sự xảy ra vấn đề nghiêm trọng người ta mới cầu cứu sự giúp đỡ. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, ánh mắt dè bỉu, soi xét,… từ những người xung quanh. Để bảo vệ bản thân, người bệnh có thể che giấu cảm xúc thật bằng cách thể hiện sự vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống.
  • Bạn có biết: LGBT+ LGBTQ+ Và những vấn đề tâm lý liên quan khác.
  • Kỳ vọng từ người thân: Hội chứng trầm cảm cười cũng có thể bắt nguồn từ kỳ vọng của người thân, con cái, bạn bè, đồng nghiệp,… Với sự kỳ vọng quá lớn, bệnh nhân không thể biểu hiện cảm xúc thật mà che giấu bằng khuôn mặt hạnh phúc, sự hào hứng và năng nổ khi học tập, làm việc. Họ cố găng tỏ ra là mình ổn để làm vừa lòng mọi người xung quanh nhưng trên thực tế, trong tâm trí họ đã bị “chai sạn, khô cằn”.
  • Các yếu tố khác: Tương tự như chứng trầm cảm thông thường, trầm cảm cười cũng có thể liên quan đến những yếu tố như sự bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, do tổn thương thực thể ở não,… Các yếu tố này gây ra rối loạn trầm cảm. Dưới tác động của kỳ vọng từ người thân và ảnh hưởng của nền văn hóa, bệnh nhân có xu hướng che giấu cảm xúc dẫn đến hội chứng trầm cảm cười.

Vậy lối thoát nào cho người mắc trầm cảm cười?

  • Sẵn sàng mở lòng chia sẻ với những người xung quanh những khó khăn, áp lực của mình. Điều này có vẻ không đơn giản nhưng nếu bạn thực sự muốn chữa lành cho bản thân, mở lòng là phương thức chữa lành nhanh nhất.
  • Thay đổi lối sống là một phần trong điều trị hội chứng trầm cảm cười. Biện pháp này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và giúp ngăn chặn ý nghĩ, hành vi tự sát. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, lối sống lành mạnh giúp bệnh nhân trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh và dễ dàng ổn định lại cuộc sống.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngoài ra, một số loại thực phẩm như cá hồi, rau xanh, trái cây, socola, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… có thể tăng nồng độ serotonin trong não bộ – chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hạnh phúc và lạc quan.
  • Hạn chế món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, nước ngọt có gas, thức uống chứa cồn và caffeine. Các món ăn và thức uống này tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc các chứng bệnh tâm lý. Việc kiêng cữ, hạn chế một số nhóm thực phẩm có thể nâng cao sức khỏe và cải thiện các cảm xúc tiêu cực một cách rõ rệt.
  • Thiền mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe – đặc biệt là với người mắc hội chứng trầm cảm cười. Ngồi thiền đều đặn mỗi ngày giúp xoa dịu tâm trí, ổn định cảm xúc, ngăn chặn những ý nghĩ và hành vi tiêu cực như tự làm hại bản thân, tự sát,…
  • Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng. Tập thể dục có thể giải pháp hormon endorphin giúp tạo cảm giác hài lòng, thoải mái và vui vẻ. Các nghiên cứu đã được thực hiện đều cho thấy, hoạt động thể chất giúp giải phóng căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ và cải thiện tâm trạng đáng kể.
  • Giấc ngủ và bệnh trầm cảm có mối tương quan mật thiết. Cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh lý này. Vì vậy, người mắc hội chứng trầm cảm cười nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh giấc ngủ để ngủ ngon, đủ giấc. Qua đó cải thiện sức khỏe thể chất và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Cải thiện tâm trạng, giải phòng căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn như đọc sách (nên lựa chọn cuốn sách có nội dung tươi sáng, vui vẻ), nghe nhạc, vẽ tranh, thêu thùa, đan len hoặc bắt đầu học một ngôn ngữ mới.
  • Hầu hết người bị trầm cảm là không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Vì vậy hãy đưa họ vào môi trường mà ở đó họ thấy họ sống có ý nghĩa như trồng cây, chăm sóc vật nuôi, làm từ thiện.
  • Trầm cảm là một phần của những thứ ai cũng phải đi qua. Xã hội hiện đại quay cuồng trong nhịp sống hối hả. Sự mất kết nối giữa người với người càng trở thành hiểm họa cho việc trầm cảm càng ngày càng trở thành căn bệnh của thời đại. Mỗi người hãy tự cứu mình bằng cách hiểu về trầm cảm để tự mình đi qua nỗi đau.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn