- “Con chị mấy tháng nay cứ xanh xao, mệt mỏi, về nhà lại hay cáu gắt vô cớ, dễ bị kích động bởi những câu nói rất bình thường, chị gặng hỏi mãi mà nó không nói. Chị lo lắm”
- “Mỗi lần mẹ say sưa khen ngợi anh trai em lúc bằng tuổi đạt em đã thành tích này điểm số kia, em lại cảm thấy tủi thân và chạnh lòng vô cùng..
Em có phải là người thất bại, vô dụng không ạ?”
Theo anh chị, điểm chung giữa 2 đoạn hội thoại này là gì?
Đáng buồn thay, đó là những đoạn hội thoại chia sẻ với BrainCare (và đã được thân chủ đồng ý chia sẻ lại), đoạn trên là của người mẹ A, đoạn dưới là của người con B. Hai người không cùng một gia đình, không cùng một thành phố nhưng gặp chung một vấn đề, đó là áp lực điểm số.
Nỗi lòng của mẹ và con
- Những tâm sự của mẹ A cũng chính là các biểu hiện của con gái chị, sau khi tham vấn với chuyên gia, con mới chia sẻ là con bị áp lực học tập do sắp thi lên cấp 3 mà gia đình và đặc biệt là mẹ thì muốn con thi vào trường chuyên. Dù đã rất cố gắng nhưng lực học của con có hạn và học khó, học nhiều cộng với áp lực kỳ vọng khiến con luôn trong tình trạng thiếu ngủ, lo lắng, mệt mỏi, chán nản. Em học sinh ngoan ngoãn dễ thương ngày nào nay trở nên xanh sao, cau có, dễ bị kích động, thu mình, chẳng muốn nói chuyện với ai…
- B, nam sinh lớp 11 ở quận trung tâm của Hà Nội, dù đã cố gắng rất nhiều để thoát ra khỏi cái bóng thành tích cao của người anh ruột, nhưng bất thành. Bố mẹ đưa em đến với BrainCare khi phát hiện ra em gào thét, đập phá trong phòng và đã bàng hoàng khi biết lý do thực sự. Một cách vô tình, B đã bị giam cầm trong phòng giam của thành tích và sự kỳ vọng.
Điểm số là thước đo cho năng lực của con?
Anh chị thân mến, vốn dĩ xưa nay chúng ta thường lấy điểm số là thước đo cho năng lực và sự nỗ lực trong học tập, quyết định được sự thành công ở tương lai. Rất nhiều phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng nếu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mà đã không được điểm cao thì rất khó thành công. Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các em đã chịu áp lực học tập từ phía gia đình và nhà trường.
Áp lực điểm số không chỉ xuất phát từ gia đình và nhà trường mà còn liên quan đến cả áp lực đồng trang lứa. Bởi thế hầu hết mọi học sinh đều mang trong mình áp lực này, chỉ khác nhau về mức độ. Khả năng xử lý của học sinh còn rất thấp, vì vậy nếu không được hỗ trợ kịp thời thì những áp lực này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần, mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội của các em .
Khi con cần hỗ trợ tâm lý, cha mẹ nên làm gì?
Vì vậy, ngoài những nỗ lực từ chính các con, cha mẹ xin hãy dành thời gian quan tâm và chia sẻ với con. Cha mẹ hãy giúp con giảm áp lực học tập, tập trung vào phát triển các thế mạnh của con và giúp con làm nổi bật giá trị của bản thân mình. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe cho con một cách khoa học (chế độ ăn uống phù hợp, sắp xếp thời gian học tập – nghỉ ngơi – thư giãn phù hợp) mới là cách để con phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.
Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc kết nối với con hoặc con có những biểu hiện tâm lý bất thường, hãy liên hệ với BrainCare ngay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, cha mẹ nhé!
Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.