Những khó khăn trong việc giao tiếp với con

nhung-kho-khan-trong-viec-giao-tiep-voi-con
Mẹ: Hôm nay con cảm thấy thế nào?
Con: Bình thường.
Mẹ: Đi học cả ngày có mệt không con?
Con: Bình thường.
Mẹ: Tối nay con muốn ăn gì? Mẹ làm cho.
Con: Gì cũng được.
Tuổi teen_Con không hiểu nổi mình, mẹ không hiểu nổi con. Tại đây

"Bình thường", ngôn từ thông dụng trong giao tiếp của con

Bình thường”...
trong mắt cha mẹ, những câu trả lời kiểu “bình thường” hay “gì cũng được” như một bức tường vô hình mà con dựng lên, che giấu mọi suy nghĩ, cảm xúc thật sự. Không phải tất cả các bạn ở tuổi dậy thì đều thô lỗ hay cố tình chống đối cha mẹ. Tuy vậy, những thay đổi trong cách giao tiếp như thế này chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy kết nối giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng kém dần. Khi con còn nhỏ, mỗi ngày là một cuộc trò chuyện thú vị: con hào hứng kể về bạn bè, cô giáo, hay những điều con vừa học được. Nhưng khi con bước vào tuổi dậy thì, sự hồn nhiên đó dần được thay thế bằng những câu trả lời ngắn ngủi, thậm chí né tránh.

Vòng trong luẩn quẩn trong giao tiếp

Không phải lúc nào con cũng phản ứng bằng sự chống đối rõ ràng. Đôi khi, sự mất kết nối này biểu hiện rất nhẹ nhàng, qua những điều tưởng chừng nhỏ nhặt:
  • Những câu trả lời cụt ngủn: “Bình thường”, “Không biết”, “Sao cũng được”.
  • Tránh né giao tiếp: lắc đầu, im lặng, hoặc vùi đầu vào điện thoại.
  • Tỏ ra phòng thủ: “Sao bố mẹ hỏi nhiều vậy? Con ổn mà!”.
Những thay đổi này có thể mang tới cho cha mẹ nhiều cảm xúc tiêu cực: “Mình chỉ muốn quan tâm, sao con lại không muốn nói chuyện với mình nữa?”. Nhưng đối với con, đó không hẳn là sự thờ ơ. Đó có thể là cách con đang tìm kiếm sự riêng tư. Hoặc đơn giản là con chưa biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nếu những tín hiệu này không được chú ý và điều chỉnh kịp thời, khoảng cách giữa cha mẹ và con sẽ ngày một lớn. Khi giao tiếp trở nên khó khăn, gia đình dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: con tránh né – cha mẹ thất vọng – cha mẹ cố gắng kiểm soát – con lại càng tìm cách tránh né.

Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn, cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ thân mến, giao tiếp với con không chỉ là nói chuyện mà còn là cách cha mẹ hiểu và kết nối với con cái. Những lúc con phản ứng tiêu cực hay im lặng chính là lời nhắc nhở để chúng ta dừng lại, quan sát và dành thời gian nhiều hơn cho con. Cha mẹ xin hãy nhớ rằng, mất kết nối không phải là kết thúc, mà đó là lời cảnh tỉnh: Cần một điều gì đó thay đổi để kéo sợi dây ấy lại gần hơn, trước khi nó đứt hẳn. Hãy hành động trước khi quá muộn!
=====
Nếu anh chị đang gặp khó khăn trong giao tiếp với con, mất kết nối với con, đừng ngần ngại chia sẻ với BrainCare để được các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm hỗ trợ trước khi quá muộn, cha mẹ nhé!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!