Người giàu cũng khóc

Vụ ly hôn nghìn tỷ của ông vua cà fê Trung Nguyên và người vợ đã cùng ông đi qua bao thăng trầm từ thủa hàn vi đã cho chúng ta nhiều nỗi trăn trở về mối tương quan giữa sự giàu có, danh tiếng và hạnh phúc. Tiền bạc không phải là tấm bùa hộ mệnh để con người có hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Sự gia tăng chóng mặt của căn bệnh trầm cảm, sự tăng vọt số ca tự tử, sự lên ngôi của trào lưu ly hôn, đơn thân… đã phản ánh một thực trạng là xã hội hiện đại không đi cùng chiều với hạnh phúc. Xã hội ngày nay tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà người giàu hay người nghèo đều phải khóc.

Ly hôn chưa bao giờ dễ dàng đến vậy theo số liệu ghi nhận được tại Thành phố Hồ Chí Minh cứ 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. 

Số vụ ly hôn chiếm 50% số vụ án dân sự. Trong đó lý do chủ yếu không phải bởi kinh tế mà bởi “không hợp nhau”. Tỷ lệ ly hôn ở thành thị, những khu vực có điều kiện sống khá giả lại cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này được giải thích là con người càng đầy đủ và tự chủ về vật chất họ càng có xu hướng thích độc lập, ít chia sẻ, nhu cầu càng cao và không có giới hạn. Đề cao cái tôi cá nhân, chỉ một xung đột nhỏ cũng làm họ tổn thương lòng tự cao, dẫn đến mâu thuẫn và ly hôn. Thế giới phẳng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ khiến họ dễ dàng nhòm ngó ra xung quanh đầy cám dỗ. Họ chạy theo “thế giới ảo” ngày càng xa dần những giá trị thực như tình cảm vợ chồng. 

Bi kịch là khi người ta tưởng nhầm tiền bạc, địa vị là hạnh phúc và lao theo nó như con thiêu thân. Hầu hết các gia đình hiện đại đều bị chếnh choáng vì trải qua cơn sốt của cơ chế thị trường. Điều này không có nghĩa là người giàu không có hạnh phúc vì thực tế có những cặp vợ chồng giàu có vẫn giữ được mái ấm gia đình, nhưng để có một gia đình vẹn toàn trong một điều kiện kinh tế đủ đầy đôi khi còn khó khăn hơn khi còn thiếu thốn. điều này đòi hỏi mỗi người tự tỉnh táo để cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Thực tế cũng ghi nhận nghịch lý là hiện tượng con nhà giàu hư hỏng, nghiện chất ngày càng tăng. Không có tiền cho con ăn học con hư hỏng đã đành nhưng chu cấp đầy đủ tiền ăn học con cũng hư. Cha mẹ đi kiếm tiền lo cho gia đình, lo cho con cái là không sai nhưng mải lo kiếm tiền để con cái hư hỏng là lỗi của cha mẹ.

Trẻ vị thành niên là giai đoạn nhạy cảm nhất của đời người, khi này tâm sinh lý của các em đang diễn ra sự thay đổi lớn lao mang tính bước ngoặt. Nhận thức chưa hoàn thiện nhưng mong cầu của các em quá lớn. Không được ba mẹ chỉ cho điều đúng, trẻ lại bắt chước làm theo cái sai mà trẻ học được bên ngoài. Trẻ em trong gia đình giàu có thường cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình vì ba mẹ chúng mải chạy theo công việc, theo sự cám dỗ của đồng tiền. Sẵn tiền được bố mẹ cho bù đắp những thiếu thốn về tình cảm, sự nới lỏng trong việc kiểm soát con cái, cùng với nhận thức non nớt, trẻ dễ dàng chạy theo bạn xấu, sa vào nghiện chất, nghiện internet, bạo lực, mại dâm…rồi dẫn đến trầm cảm, tự tử.

Nghiện ma túy chất kích thích là con đường ngắn nhất dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên. Lạm dụng thuốc sinh mệt mỏi, chán nản, không thiết sống, kích động, hoang tưởng, … dẫn trẻ đến trầm cảm, tự sát. Những chất kích thích hiện nay phổ biến trên thị trường Việt Nam, được giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều bao gồm: Ma túy, ma túy đá, cần sa, thuốc lắc, lá khát, cỏ Mỹ, bóng cười, nấm ảo giác, tem giấy; rượu bia…Thống kê sơ bộ cho thấy, mỗi năm, nước ta có thêm mười nghìn người nghiện ma túy và đáng lo ngại là tiếp tục có xu hướng trẻ hóa. 

Như một loại virut dễ lây lan, thực trạng tự tử ở vị thành niên từ lúc nào đã trở thành “trào lưu” ở Việt Nam. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi trên thế giới. 

Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành  niên chết do tự tử trên thế giới. Xây dựng bền vững sức khỏe tinh thần cho bản thân và gia đình mới là lá chắn hữu dụng nhất. Những tệ nạn trên đang có xu hướng rơi vào con nhà giàu. Dẫn đến bi kịch “người giàu cũng khóc”.

Có sống trên núi tiền và danh vọng nhưng con cái hư hỏng cũng là thất bại của đời người. Không một ai có thể thay thế được ba mẹ trong hành trình trưởng thành của con. Ba mẹ phải cho con hiểu rằng để có tiền chúng ta phải đánh đổi thứ gì đó như thời gian, chất xám, sức khỏe…; giáo dục con quý trọng đồng tiền; biết cách sử dụng đồng tiền một cách hợp lý đúng nơi, đúng lúc; dạy trẻ biết chia sẻ với người khác, biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền một cách có ý nghĩa.

Không phải không có lý khi người ta xếp trầm cảm là bệnh của nhà giàu. Vì bệnh trầm cảm tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị và những gia đình có điều kiện. Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy số người bị trầm cảm sống ở các nước phát triển giàu có chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều, đặc biệt cao nhất ở Pháp và Mỹ (số liệu dựa trên kết quả phỏng vấn 89.000 người ở khắp 18 quốc gia). 25% dân số Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Gần 40.000 người tự tử mà đại đa số có dấu hiệu tổn thương về tâm lý. Khu vực thành thị nơi người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn cũng là nơi mà tiềm ẩn nhiều các yếu tố nguy cơ như áp lực công việc, áp lực kinh tế, đổ vỡ trong các mối quan hệ, con cái dễ hư hỏng… 

Tất cả những yếu tố nguy cơ này làm người giàu dễ bị stress, căng thẳng, sang chấn tâm lý dẫn đến trầm cảm thậm chí tự tử. Bản chất là người giàu hay người nghèo đều chịu tác động của những mối hiểm họa của xã hội hiện đại. Căn nguyên của bi kịch của người giàu ở chỗ, họ mải chạy theo sự phù phiếm của đồng tiền mà bỏ quên những giá trị tinh thần cốt lõi. Tiền bạc không mua được hạnh phúc. Sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của bản thân và gia đình chính mới chính là lá chắn hữu dụng nhất cho sự tấn công mạnh mẽ của các mối nguy cơ trong xã hội hiện đại.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn