Tâm thần “họp khẩn” lúc nửa đêm

Những con số thật sự nhức nhối!

Theo số liệu thống kê gần nhất của Viện Sức khỏe Tâm thần có đến 30% dân số Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần và 25% trong số đó mắc trầm cảm. Như vậy cứ 10 người thì có 3 người mắc rối loạn tâm thần. Mỗi năm có 40.000 ca tự tử có liên quan đến sức khỏe tâm thần. Đây là tỉ lệ cực cao, phải là một tin chấn động dư luận. Nhưng không, nó là một con số chết lặng không được một cơ quan chức năng nào mang ra mổ xẻ hay phát triển thành chuyên đề. 

Nỗi đau dành cho người trong cuộc!

Không thể có thể chất mạnh khỏe khi trong mình là tinh thần bệnh tật. Đó là chân lý không ai có thể chối cãi được. Thực tế cũng ghi nhận chưa bao giờ sức khoẻ tinh thần của con người lại bị đe dọa và trở thành vấn đề nhức nhối như trong những năm trở lại đây. Sức khỏe tâm thần đang hủy hoại đời sống của chúng ta như kẻ sát thủ thầm lặng. Nhưng việc nhận mặt và đối phó với kẻ thủ ác đó với đa số người dân Việt còn non yếu và gặp nhiều rào cản xã hội.

.

Xã hội hiện đại tiềm ẩn rất nhiều các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh về tâm thần

Cuộc sống mưu sinh có quá nhiều vấn đề phải đối mặt, nhiều điều bất ngờ như mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, người thân mất, mối quan hệ bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, con cái học hành… Vì vậy người hiện đại chịu nhiều áp lực, stress… hơn cuộc sống thời xưa rất nhiều. Con người hiện nay có quá nhiều mong muốn, tham vọng cũng như bị chi phối bởi rất nhiều thứ hấp dẫn, cám dỗ bên ngoài. Người hiện đại không bao giờ biết đủ cũng như bằng lòng với cuộc sống. 

Chính điều đó làm cho họ luôn rơi vào tình trạng căng thẳng tinh thần với các dấu hiệu: cảm giác bất an, sợ sệt, cáu giận, buồn rầu, lo âu, chết lặng, ấm ức, ăn không ngon, chán ăn, khó tập trung và khó quyết định, khó ngủ hoặc gặp ác mộng lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm thậm chí tự tử; phản ứng thể chất như đau đầu, đau cổ, đau bụng…

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ tạo ra thế giới phẳng đồng thời cũng khiến con người phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới ảo, làm đứt gãy những mối quan hệ thực. Con người có xu hướng sống với vỏ bọc, chui vào cái kén do mình tạo dựng trong lòng đầy cô đơn, tổn thương, bất an và lòng ghen tị. Có quá nhiều những cám dỗ trên mạng xã hội làm lung lay những gốc rễ như gia đình, trường học. Trẻ em trai lao vào game online quên ăn quên ngủ để trở thành con nghiện mang bệnh tật về thể chất và tinh thần. Trẻ em gái nảy sinh vấn đề bắt nạt trên mạng sinh ra lo lắng, trầm cảm. 

Thêm vào đó là sự hoành hoành tràn lan của chất gây nghiện ở đủ mọi hình thức muôn hình vạn trạng len lỏi, xâm nhập vào giới trẻ. Chưa bao giờ sự tiếp xúc với cái xấu lại dễ dàng như trong thời đại này. 

Cuộc sống chứa đầy hiểm họa và bất trắc như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, bất hòa  mâu thuẫn trong các mối quan hê. Con người thời nào cũng gặp các vấn đề bất như ý dẫn đến những tác động xấu lên tâm lý tâm thần nhưng chưa bao giờ con người chịu nhiều hiểm họa, bất an như thời đại này. 

Khi đại dịch Covid bùng phát cướp đi sinh mạng của gần 5 triệu người, cả người giàu hay nghèo đều không thể bình an trong tâm trí trước đại dịch, bạn không chạy trốn được covid. Trong đại dịch người ta dường như chỉ quan tâm đến tổn thương về thể chất, nhưng không lúc nào hơn lúc này là những bấn loạn, bất an trong tâm thức của mỗi người. Theo ghi nhận thời gian này số ca mắc rối loạn tâm thần tăng lên đột biến. Điều này không thể tránh khỏi khi con người phải thay đổi đột ngột môi trường sống, đảo lộn mọi sinh hoạt, lo lắng bất an về việc nhiễm bệnh và người thân bị lây bệnh. Sau những bệnh tật, chết chóc do đại dịch thì sau đại dịch con người phải đối mặt với những mất mát, những tổn thương sâu sắc về tâm lý như mất người thân, mất việc, nợ nần… sẽ làm bùng phát các vấn đề liên quan đến tâm thần. 

Chắc hẳn bố mẹ đã phải “oằn mình” để con học trực tuyến trong mùa Covid này. “Click ngay”.

Sức khỏe tinh thần chưa được nhìn nhận thỏa đáng!

Nhưng điều đáng bàn ở đây là mặc dù sức khoẻ tinh thần có ý nghĩa sống còn đến sự tồn tại khỏe mạnh, hạnh phúc của mỗi người. Nhưng chưa bao giờ nó được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Dẫn đến hậu quả do nó gây ra vô cùng nghiêm trọng nhưng người ta vẫn phớt lờ, né tránh nó. TS-BS chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng cho biết theo quy định quốc tế, cứ 10 ngàn dân phải có 1 bác sĩ tâm thần.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam, 100 ngàn dân mới có 1 bác sĩ (nghĩa là chỉ đạt chuẩn 1/10 theo chuẩn quốc tế). Cũng theo số liệu thống kê của ngành tâm thần học Việt Nam  10 năm trước tỷ lệ bị sang chấn tâm lý trong dân cư là 17% và tỉ lệ bị rối loạn tâm thần là 6%. Hiện nay tỉ lệ này lần lượt là 24% và 13% nhưng chỉ có 0,2% người bị rối loạn tâm thần được điều trị đến nơi đến chốn. Đây thực sự là những con số đáng phải suy nghĩ.

Vâỵ nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần ở con người như thế nào, chúng ta có những giải pháp nào để đối phó với chúng, hãy chờ đón phần 2 của bài viết này.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn