Sự trì hoãn có “làm hại” đến tâm lý?

su-tri-hoan
  • Nếu bạn đang có deadline mà vẫn đang nằm uể oải lướt Tiktok, Facebook.
  • Nếu bạn có báo cáo phải gửi vào thứ 2 mà hôm nay vẫn chưa bắt đầu làm
  • Nếu bạn đang phải làm gì đó nhưng cứ trì hoãn thì bài viết này là dành cho bạn!
  • Nếu đã từng trải qua thời sinh viên. Chắc hẳn bạn sẽ chẳng lạ lẫm gì với những “đêm trắng” – đêm thức trắng trước ngày thi để học. Thời gian ôn thi chẳng hề thiếu. Thế nhưng các bạn sinh viên phải gần sát ngày thi hoặc đến đêm trước ngày thi mới lôi sách vở ra để ôn bài. Và kết quả của những đêm trắng đó là cơ thể uể oải. Tinh thần rối loạn. Kết quả theo đó cũng chẳng thể nào cao.
Tình trạng “nước đến chân mới nhảy” – trì hoãn diễn ra không chỉ với các bạn học sinh, sinh viên mà còn xuất hiện ở cả người trưởng thành đã đi làm. Thậm chí là đã đi làm nhiều năm. Theo nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Joseph Ferrari tại Đại học DePaul ở Chicago, khoảng 20% người trưởng thành là những người trì hoãn kinh niên. Con số đó cao hơn trầm cảm. Cao hơn ám ảnh. Cao hơn các cơn hoảng loạn và chứng nghiện rượu.

Vậy sự trì hoãn đến từ đâu?

Có phải do chúng ta quá lười biếng mà dẫn tới sự trì hoãn?
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghiên cứu và đưa ra những lý do như:
  • Bản thân chúng ta muốn trì hoãn.
  • Thiếu năng lượng thể chất hoặc tinh thần khiến chúng ta không sẵn sàng và muốn trì hoãn.
  • Công việc quá khó khăn, hoặc chỉ đơn giản là nhàm chán hoặc căng thẳng. Nếu mà bạn cảm thấy quá sức hoặc gây ra sự lo lắng thì thường có xu hướng tránh né dẫn tới trì hoãn.
  • Một số người tin rằng làm việc tốt nhất là làm việc dưới áp lực. Vì vậy họ thường trì hoãn đến phút cuối cùng. Đây là hình thái của việc trì hoãn chủ động
  • Thiếu quyết đoán khi đưa ra các quyết định quan trọng. Và việc cân nhắc lại một số lựa chọn thường khiến ta trì hoãn để đưa ra quyết định.

Tớ khóc,… khóc vì ám ảnh điểm số

Làm thế nào để chúng ta chiến thắng sự trì hoãn?

Kính mời anh chị và các bạn đón xem số Braintalk Cùng trò chuyện #3 với chủ đề “Chiến thắng sự trì hoãn trong bạn” để có cho mình câu trả lời nhé.
📌 Theo dõi Series BrainTalk Cùng trò chuyện để khám phá những góc nhìn thú vị, những câu chuyện, bài học về tâm lý bổ ích tại đường link bên dưới bạn nhé!
Và đừng quên chăm sóc sức khoẻ tinh thần mỗi ngày bạn nhé. Đừng để sự trì hoãn ảnh hưởng đến sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Và đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà chuyên gia tâm lý của BrainCare để tìm cách tháo gỡ một cách an toàn và nhanh chóng nhé!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký trị liệu