Mẹ “kiện” vì con khủng hoảng

CON KHỦNG HOẢNG TUỔI TEEN, THẬT KHÓ HIỂU…

  • “Con trai tôi bỗng dưng ít nói hẳn. Mẹ hỏi chuyện gì cũng chỉ gật với lắc cho xong chuyện”; “Làm bạn với con lúc này thật khó vì nó có chịu tâm sự cho mình nghe đâu”; “Con mình sớm nắng chiều mưa, buổi trưa mất tín hiệu”… Đây chính là những câu than thở thường gặp ở các mẹ có con vào độ tuổi teen. Ở lứa tuổi này, các em bỗng dưng khó hiểu và rất khó gần…
  • Teen thích thể hiện mình đã lớn nên không dễ nghe theo ý kiến cha mẹ. Các em thích làm những việc trước giờ chưa từng làm như rủ nhau đi chơi xa, giờ giấc đi về đảo lộn, nói không với cha mẹ thường xuyên hơn. Thậm chí, một số em còn tập tành hút thuốc, đua đòi ăn chơi… Theo các chuyên gia tâm lý, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi tuổi dậy thì là giai đoạn các em có những thay đổi rất lớn về tâm lý. Dù đây là giai đoạn mà bản thân mỗi phụ huynh đều từng trải qua, nhưng vì cách biệt về thời kỳ nên khi đối diện với con trai, con gái đang độ tuổi teen, họ vẫn thấy mình dường như không thể hiểu được con.

Các vấn đề về cảm xúc

  • Tâm trạng của trẻ rất dễ thay đổi. Bất cứ thứ gì cũng có thể khiến trẻ hạnh phúc, vui mừng hoặc tức giận. Trẻ thường rất dễ khóc. Sự thay đổi về tâm trạng thường xảy ra ở cả bé trai lẫn bé gái.
  • Cơ thể thay đổi khiến trẻ trở nên thiếu tự tin.
  • Thanh thiếu niên là độ tuổi mà trẻ bắt đầu có những cảm giác về tình dục. Những suy nghĩ và cảm giác này có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi.

Cách giải quyết:

  • Trong giai đoạn dậy thì, trẻ cảm thấy mình đang đi trên một chiếc tàu lượn siêu tốc về cảm xúc. Điều này hoàn toàn bình thường. 
  • Giúp trẻ chăm sóc bản thân. Nói với trẻ rằng việc bạn cảm thấy như vậy là hoàn toàn bình thường.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục vì các hoạt động này giúp serotonin, hormone tạo cảm giác hạnh phúc tăng lên.
  • Để trẻ nói. Hãy lắng nghe, đừng đưa ra những lời phán xét và tránh đưa ra lời khuyên khi trẻ chưa sẵn sàng.
  • Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về tuổi dậy thì hoặc để trẻ nói chuyện với những anh/chị lớn tuổi hơn đã trải qua giai đoạn này.

Các vấn đề về hành vi

  • Những thay đổi về cảm xúc có thể dẫn đến những hành vi bốc đồng ở trẻ vị thành niên. Điều này có thể gây hại cho trẻ cũng như những người khác.
  • Trẻ phát triển và thực hiện sự độc lập của mình. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ đặt câu hỏi về các quy tắc của cha mẹ và “đứng lên đấu tranh” vì những gì mà trẻ tin là đúng.
  • Trẻ có thể muốn thử những điều mới. Điều này có thể khiến trẻ dễ gặp rủi ro.
  • Đôi khi, áp lực từ bạn bè và nhu cầu “muốn giống mọi người” có thể khiến trẻ  phát triển những thói quen rất khó bỏ.
  • Trang phục, kiểu tóc và phong cách thời trang của bé gái cũng thay đổi.
  • Nói dối có thể là vấn đề thường gặp ở trẻ độ tuổi này. Trẻ có thể nói dối để tránh đối đầu với cha mẹ.

Cách giải quyết:

  • Nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói. Không đánh giá hoặc chỉ trích trẻ vì nó có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
  • Để trẻ biết rằng bạn luôn yêu trẻ dù có thế nào đi nữa. Khuyến khích trẻ “sống thật” với bản thân và không cố làm hài lòng người khác.
  • Bạn phải can thiệp nếu thấy trẻ rơi vào tình trạng tồi tệ. Ở tuổi này, trẻ rất nhạy cảm nên những lời chỉ trích có thể không có tác dụng.

Sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện

  • Thanh thiếu niên dễ bị tổn thương và có thể dễ dàng bị sa ngã. Lạm dụng chất gây nghiện là một trong những vấn đề lớn nhất mà cha mẹ phải giải quyết.
  • Sức ép của bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy.
  • Xu hướng muốn mạo hiểm khuyến khích trẻ thử hút thuốc hoặc uống rượu ngay cả khi trẻ chưa đủ tuổi.
  • Nếu có ai đó hút thuốc hoặc uống rượu ở nhà, trẻ nhỏ có thể sẽ bắt chước.
  • Sự thiếu tự tin và mong muốn trở thành người “phong cách” có thể thúc đẩy trẻ hút thuốc hoặc uống rượu.

Cách giải quyết:

  • Theo dõi hành vi của trẻ để xem trẻ có những hành vi thất thường về thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và tâm trạng hay không.
  • Không buộc tội họ về những hành động sai trái của trẻ. Khuyến khích trẻ nói thật. Cho trẻ biết những lo ngại của bạn và thảo luận về vấn đề này với trẻ.
  • Nếu trẻ không muốn nói chuyện với bạn, bạn có thể đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ hỏi những câu hỏi bí mật để xem trẻ có đang sử dụng chất gây nghiện nào không.
  • Trên hết khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường, phụ huynh cần theo dõi sát sao hơn hoặc nếu tình trạng tái đi tái lại nhiều lần gia đình không có hướng giải quyết cần tìm gặp các chuyên gia tâm lý tư vấn để hiểu và nắm được vấn đề của con từ đó chuyên gia sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp cho bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Đồng hành cùng con tuổi teen sẽ thật dễ dàng nếu bố mẹ thực sự quan tâm, thấu hiểu và định hướng tốt cho con. Chúc cha mẹ thành công.

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng ký trị liệu