“Hãy quên tôi đi” – lá thư tuyệt mệnh được cho là của bé gái 12 tuổi tử vong vì rơi từ chung cư cao tầng ở Hà Nội.
Tự tử tuổi vị thành niên đang trở thành vấn đề đáng báo động.
Trong khi ngoài kia hàng triệu triệu người đang đấu tranh vật lộn với mong muốn để được sống thì hàng ngày có đến hàng trăm nghìn những trẻ vị thành niên trong phút chốc đã tự hủy hoại cuộc sống của mình.
Như một loại virut dễ lây lan, thực trạng tự tử ở vị thành niên từ lúc nào đã trở thành “trào lưu” ở Việt Nam. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi trên thế giới. Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%
Vì sao lại có thực trạng đau xót này?
Không phải không có lý khi người ta gọi trầm cảm là kẻ sát thủ giấu mặt. Trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát. Trầm cảm là hội chứng gồm các triệu chứng về rối loạn cảm xúc, tâm thần, hành vi. Đó có thể là: cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; mệt mỏi; mất hứng thú với các hoạt động yêu thích; bi quan về tương lai, vô vọng; giảm tự tin, đánh giá thấp bản thân; không tập trung, hoặc suy giảm trí nhớ; không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều; ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn; Buồn bã chán nản, muốn chết, có ý nghĩ tự sát, cố gắng tự sát. Là cảm xúc thông thường của con người nhưng nếu thấy trẻ buồn bã kéo dài trên hai tuần và điều này ảnh hưởng rõ đến hoạt động, làm việc, học tập của trẻ thì trẻ đã mắc trầm cảm và cần can thiệp kịp thời không sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
Trầm cảm là bệnh lý xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên. Trước hết nhìn nhận trên phương diện tâm lý lứa tuổi, vị thành niên là giai đoạn nhạy cảm nhất của con người. Trẻ chưa biết quản lý cảm xúc, dễ bị tác động của yếu tố bên ngoài. Nhận thức của trẻ còn non nớt, hạn chế nhưng nhu cầu và mong muốn thể hiện mình lại cao. Chính vì điều này dẫn đến việc trẻ dễ thất vọng, dễ sa ngã. Tháng 4/2018, trẻ nam học sinh lớp 10 ở Thành phố Hồ Chí Minh tự tử bằng cách nhảy từ tầng cao do thất vọng về kết quả thi cử. Tháng 7/2018, ở Nghệ An có hai trẻ vị thành niên bị gia đình cấm kết hôn vì chưa đến tuổi đã vào rừng ăn lá ngón tự tử rồi đăng tin lên mạng vĩnh biệt người thân. Não bộ của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn cũng như nhận thức, kinh nghiệm chưa đủ chín nên trẻ rất dễ bị bạn bè xúi bảy, kích động. Áp lực bạn bè, tò mò của tuổi trẻ, sự nới lỏng kiểm soát của ba mẹ dẫn đến nghiện chất, xốc chất.
Khát khao được khám phá chính mình và khám phá thế giới. Nhưng trẻ như người mù đường không biết phương hướng, không có người đồng hành. Trẻ hiện đại thực sự đang cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình. Điều này giải thích vì sao chỉ gặp khó khăn nhỏ, thất bại nhỏ trong cuộc sống các em đã tìm đến cái cái chết. Thế hệ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật được gọi là “thế hệ cô đơn”. Các em cô đơn trong chính gia đình mình. Gia đình thành lũy cuối cùng mà các em tìm về sau những tổn thương ngoài xã hội nhưng cũng không nhận được sự bao bọc chia sẻ. Không nhân được câu trả lời cho những khúc mắc mà các em đang phải đối mặt. Ba mẹ hiện đại thường có xu hướng đi tìm những giá trị bên ngoài nhằm thoả mãn những nhu cầu của con về vật chất mà không dành thời gian chăm sóc phần tinh thần cho con em mình. Kết cục là “người giàu cũng khóc”, số lượng trẻ nghiện chất dẫn đến mất kiểm soát và tự tử tập trung cao ở những gia đình có điều kiện. Có những ông bố bà mẹ gào khóc như chết đi sống lại khi đã mất con mãi mãi mà không hiểu mình đã sai ở đâu?
Những đứa trẻ hiện đại từ khi mới sinh đã được đặt trên đường đua mà không được phép dừng lại. Nếu trước đây sự so sánh chỉ trong lũy tre làng, với hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì nay hệ quy chiếu của ba mẹ đã mở rộng ra cả thế giới. “Áp lực con nhà người ta” là nỗi ám ảnh lớn nhất của những đứa trẻ mới lớn. Trẻ dễ sinh tâm lý ganh ghét, cạnh tranh không lành mạnh và tự ti, chán chường, bế tắc, trầm cảm. Não bộ chưa hoàn thiện, nhận thức hạn chế, cách suy nghĩ cá biệt làm khả năng chịu áp lực của trẻ yếu, dễ tổn thương. Áp lực học hành và kỳ vọng của ba mẹ từng ngày từng giờ hủy hoại trẻ, dẫn trẻ đến những quyết định sai lầm trong phút bồng bột. Cũng phải nhìn nhận thực trạng phổ biến của trẻ em Việt nam là trẻ rất dễ sa sút về tinh thần khi gặp điều bất như ý. Điều này cho thấy cần phải xây dựng cho trẻ tính cách tự lập, tự chủ, đương đầu với những khó khăn từ nhỏ để tôi rèn tính kiên nhẫn, mạnh mẽ ở trẻ.
Đọc thêm: Nới lỏng nhưng đừng buông tay, bố mẹ cần biết.
Nghiện ma túy chất kích thích là là con đường ngắn nhất dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên. Lạm dụng thuốc sinh mệt mỏi, chán nản, không thiết sống, kích động, hoang tưởng, … dẫn trẻ đến trầm cảm, tự sát. Những chất kích thích hiện nay phổ biến trên thị trường Việt Nam, được giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều bao gồm: Ma túy, ma túy đá, cần sa, thuốc lắc, lá khát, cỏ Mỹ, bóng cười, nấm ảo giác, tem giấy; rượu bia…Thống kê sơ bộ cho thấy, mỗi năm, nước ta có thêm mười nghìn người nghiện ma túy và đáng lo ngại là tiếp tục có xu hướng trẻ hóa.
Thêm vào đó là sự làm mưa làm gió của thế giới ảo cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nghiện internet. Hệ quả của nó là ảnh hưởng mặt tinh thần như thường xuyên có cảm giác cô đơn, bức bối khó chịu và bị trầm cảm, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; nhận thức sai về giá trị sống; ảo tưởng hoặc đa nhân cách nếu người chơi nhập vai quá mức. Trẻ dần xa rời các kết nối thực, tự cô lập mình trong thế giới ảo, stress, trầm cảm, tự tử vì bế tắc. Ngoài ra trẻ tiếp cận những trang web có nội dung thiếu lành mạnh như dạy cách tự tử….
Phải làm gì để ngăn chặn nỗi đau mang tên tự sát?
Ba mẹ hoàn toàn có thể ngăn được nỗi đau mang tên tự sát nếu luôn quan tâm, sát sao đến con. Trên hết ba mẹ phải là người đồng hành, người bạn của con.
Cần nghi ngờ trẻ có ý định tự tử nếu trẻ có biểu hiện sau:
- Trẻ luôn than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng.
- Trẻ cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát như tích trữ thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, chuẩn bị dây, dao lam.
- Trẻ bỗng nhiên có hành vi bất thường như dặn dò bạn bè, mặc quần áo đẹp, tự nhiên truyện trò tình cảm với mọi người sau thời gian dài không giao tiếp với xung quanh.
Lời khuyên của các bác sĩ rằng, mỗi cá nhân cần có ý thức quan tâm đến việc điều trị tâm lý, cần phải kiểm tra, đánh giá sức khỏe tâm thần ngay khi cảm thấy gặp nhiều áp lực trong cuộc sống và thăm khám điều trị về thể chất khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh tật.
Cha mẹ không cần là chuyên gia chỉ cần luôn dõi theo để biết vấn đề con đang gặp phải, định hướng và giáo dục con. Ba mẹ thực sự phải làm bạn cùng con. Phải mở được cánh cửa đi vào tâm tư của chúng thì bạn mới có cơ hội hiểu con mình, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Không có gì quý giá hơn mạng sống của con người, vì vậy ông ta ta thường nói “người sống đống vàng” hay “chết là hết”. Cũng không vì bất cứ lý do gì mà tước đoạt cuộc sống của mình. Hãy chăm lo sức khỏe tinh thần của trẻ để dù gặp bất cứ bất trắc nào trong cuộc sống trẻ cũng sẽ vượt qua!
Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần BrainCare ra đời với mục đích làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm trợ giúp khi cần thiết. Đồng hành và giúp người bệnh vượt qua tổn thương về tâm thần để trở lại cuộc sống bình thường bằng phương pháp trị liệu tâm lý được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay – Nghệ thuật tỉnh thức.
Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.