Cuộc “vấn đáp” giữa con người và tự tử, cái kết “nóng” (Phần 2)

Tự sát là một vấn đề toàn cầu có có “sức hút” mạnh mẽ đối với con người. Tự sát có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau ở nhiều quốc gia, dân tộc, thành phần trong xã hội. 

Đừng mặc định rằng họ không phải “kiểu người” sẽ tự kết thúc mạng sống của mình

  • Tự tử có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau ở nhiều quốc gia, dân tộc, thành phần trong xã hội. Bạn đừng bất ngờ khi phát hiện một cậu bé 7 tuổi khôi ngô, ngoan ngoãn để lại bức thư tuyệt mệnh và treo cổ tự tử hoặc người già cũng có thể tự kết liễu cuộc sống của mình vì cảm thấy bản thân như là gánh nặng của gia đình.
  • Đừng mặc định rằng chỉ những người có vấn đề về tâm thần mới tự sát. Tỷ lệ tự sát của những người mắc bệnh về tâm thần cao hơn,  nhưng những người bình thường cũng có thể tự sát.

Nhận biết được các xu hướng trong số liệu thống kê về tự sát.

  • Mặc dù suy nghĩ tự sát có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng vẫn có một số đặc điểm nhất định giúp xác định nhóm người có nguy cơ cao hơn. Theo nghiên cứu, nam giới có xu hướng tự sát cao gấp 4 lần nhưng phụ nữ thường có ý định tự sát, nói chuyện về ý định tự sát với người khác và cố gắng tự sát bất thành nhiều hơn. Người trưởng thành dưới 30 tuổi có xu hướng nghĩ đến kế hoạch tự tử nhiều hơn so với người trên 30 tuổi. Đặc biệt, xu hướng tự tử ở giới trẻ ngày càng cao.
  • Nhận biết các yếu tố nguy cơ của việc tự sát sẽ giúp bạn xác định xem liệu bạn của bạn có đang gặp nguy hiểm hay không.

Những người có nguy cơ tự tử cao hơn người khác là những người

  •  Từng tìm cách tự sát.
  • Mắc bệnh về tâm thần, thường xuyên bị trầm cảm.
  • Lạm dụng rượu bia hoặc thuốc kích thích bao gồm cả thuốc giảm đau.
  • Có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh đau kinh niên.
  • Có vấn đề về việc làm hoặc tài chính.
  • Cảm thấy như họ rất cô đơn hoặc cô độc và thiếu hỗ trợ xã hội.
  • Có vấn đề về tình cảm.
  • Có người thân đã tự sát.
  • Nạn nhân của phân biệt chủng tộc, bạo lực hoặc ngược đãi.
  • Trải qua cảm xúc tuyệt vọng.

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử

  • Một số người tự kết thúc cuộc sống của mình mà không có bất cứ một cảnh báo nào nhưng hầu hết những người cố gắng tự tử đều sẽ nói hoặc làm một điều gì đó. Điều này sẽ được xem như tín hiệu đèn đỏ cảnh báo mọi người rằng có một điều gì đó không hay đang xảy ra. Nếu bạn nhận thấy một vài hoặc tất cả những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, hãy can thiệp ngay lập tức để tránh bi kịch xảy ra. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
  • Thay đổi trong thói quen ngủ hoặc ăn uống.
  • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn, thuốc kích thích hoặc thuốc giảm đau.
  • Không thể làm việc, suy nghĩ rõ ràng hoặc đưa ra quyết định.
  • Biểu lộ cảm xúc vô cùng buồn bã hoặc chán nản.
  • Biểu lộ cảm xúc cô độc hoặc thể hiện như không có ai chú ý hay quan tâm đến họ.
  • Chia sẻ về cảm giác vô dụng, tuyệt vọng hoặc thiếu kiểm soát.
  • Than phiền về nỗi đau và không thể tưởng tượng ra một tương lai không còn đau khổ.
  • Đe dọa tự làm tổn thương bản thân.
  • Trao tặng các tài sản mà họ yêu quý hoặc có giá trị.
  • Đột nhiên hạnh phúc hoặc tràn đầy năng lượng sau một thời gian dài trầm cảm.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn