Con nghiện game, đâu là nguyên nhân gốc rễ?

con-nghien-game-dau-la-nguyen-nhan-goc-re

Ngày nay, việc trẻ em chìm đắm trong mạng xã hội, game đã không còn là câu chuyện xa lạ. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, đằng sau hành vi đó là cả một thế giới tâm lý phức tạp mà ít cha mẹ nào có thể hiểu rõ. Đôi khi, con không thực sự muốn bị “giam cầm” bởi chiếc điện thoại. Nhưng lại bị cuốn vào một “vòng xoáy vô hình” mà chính bản thân con cũng khó thoát ra..

Khám phá nguyên nhân sau xa khi trẻ nghiện game?

Cha mẹ thường khuyên răn, đôi khi là quát tháo: “Đừng chơi game nữa!’ – nhưng chẳng có bao nhiêu tác dụng. Để thật sự giúp con thoát khỏi nghiện game, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là khám phá nguyên nhân sâu xa và đưa ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với con.
Đừng để con một mình chiến đấu với những cám dỗ của thế giới ảo.

Vì sao trẻ nghiện game?

Trên thực tế, nghiện game không đơn giản chỉ là hành vi hay thói quen, đó có thể là một cách để trẻ trốn tránh những cảm giác tiêu cực đang gặp phải. Trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì, phải đối mặt với vô vàn áp lực từ gia đình, bạn bè, lớp học cả sự biến đổi tâm lý của chính mình. Khi không thể tìm thấy cách giải quyết trực tiếp với những vấn đề đó. Các em tìm đến một thế giới khác, nơi mà các em cảm thấy thành công, quyền lực và được giải tỏa. Thế giới game là nơi cho các em được những cảm xúc đó.

Game hấp dẫn như nào nào trong mắt trẻ?

Game với đồ họa bắt mắt, cộng đồng người chơi đông đảo cùng hệ thống phần thưởng, cấp độ liên tục cập nhật giúp trẻ cảm thấy thích thú. Có giá trị và có thể kiểm soát được thế giới của mình. Trẻ cảm thấy được tôn trọng và yêu mến trong Game điều mà đôi khi thế giới thực không thể cung cấp. Theo các nhà khoa học, chơi Game tiết ra Dopamine, hormone khiến trẻ cảm thấy thư giãn, vui vẻ. Và như vậy, Game thực sự trở thành một “liều thuốc” giảm căng thẳng.

Tác hại của việc nghiện game đối với trẻ?

Tuy nhiên, cảm giác dễ chịu này khiến trẻ muốn thử lại nhiều lần. Lâu dần, để đáp ứng cảm giác càng mạnh thì càng phải chơi game với tần suất và mức độ cao hơn. Khi đối diện với những khó khăn trong học tập, mối quan hệ với bạn bè! Hay đơn giản là cảm giác cô đơn, game trở thành chỗ dựa duy nhất. Đây chính là “vòng xoáy” mà nhiều trẻ rơi vào, không thể tự thoát ra vì nó dần trở thành thói quen, và cảm giác an toàn trong một thế giới ảo.

Game có phải là nguyên nhân duy nhất?

 Điều quan trọng mà BrainCare muốn nhấn mạnh với cha mẹ là game không phải là nguyên nhân duy nhất. Nó chỉ là một biểu hiện của những vấn đề sâu xa hơn. Có thể là cảm giác thiếu kết nối, thiếu sự quan tâm, hoặc những mâu thuẫn trong chính gia đình. Nếu chỉ tập trung vào việc cấm con chơi game mà không đi sâu vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ. Thì cha mẹ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề mà thôi..

Cha mẹ hãy tạo cho con một không gian để được chia sẻ, thay vì chỉ chơi game

Thay vì nói “Đừng chơi game nữa”. Cha mẹ hãy tạo ra một không gian để con được chia sẻ cảm xúc, được lắng nghe. Và cho con biết rằng con cũng có thể tìm thấy sự thành công và sự thỏa mãn ở cuộc sống thực. Cha mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con để tạo ra các hoạt động thay thế, giúp con phát triển các kỹ năng xã hội. Tìm thấy niềm vui trong những mối quan hệ ngoài đời thực. Điều tuyệt vời nhất là cha mẹ giúp con nhận ra việc đối mặt với những khó khăn thực sự sẽ mang tới sự trưởng thành và giá trị lâu dài.

Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn với tình trạng nghiệm game của con hãy gặp BrainCare ngay nhé!

Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn với tình trạng “nghiện” Game/internet/smartphone của con. Hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý BrainCare. BrainCare đã đồng hành thành công cùng rất nhiều trẻ em nghiện game, giúp các em tìm lại sự cân bằng và phát triển một cách lành mạnh.

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!