Áp lực học tập “khéo léo” đặt gánh nặng lên vai học sinh

Tháng 11, tháng của ngày nhà giáo Việt Nam thiêng liêng và cũng là tháng của áp lực học tập với những bài thi giữa kỳ liên tiếp. Thời gian gần đây, BrainCare nhận được rất nhiều tâm sự của nhiều bạn học sinh các cấp về áp lực học tập. Căng thẳng, mệt mỏi và áp lực… là tâm trạng chung của các bạn khi tâm sự với BrainCare. Và rồi BrainCare chợt nhớ đến câu chuyện buồn của cậu bé Tiểu Tiêm (Trung Quốc) mà Viện đã từng chia sẻ:
  • Đang làm bài tập về nhà, Tiểu Tiêm 9 tuổi bỗng dưng ngất lịm. Bố mẹ phát hiện và đưa em đi cấp cứu ngay sau đó. Trên đường đến bệnh viện, cậu bé 9 tuổi có tỉnh dậy 1 lần và nhìn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh mình nên liền nói: “Con mệt quá, con ngủ một chút”. Sau đó bé nhanh chóng thiếp đi. Người mẹ cũng không thể ngờ rằng đó là những lời nói cuối cùng mà bản thân nghe được từ con trai. Kết quả kiểm tra cho thấy em bị suy đa tạng.
(Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật tại một gia đình ở Trung Quốc)

  • Người mẹ kể lại rằng Tiểu Tiêm từng là một đứa trẻ rất ham học và có thành tích học tập tốt. Chính vì thế bố mẹ đầu tư mọi tiền bạc chỉ để cho con đi học. Thậm chí học trên lớp cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 xong, tối nào cũng chỉ ăn vội chiếc bánh mì hoặc bánh bao rồi tiếp tục đi học thêm các lớp buổi tối như tiếng Anh, tiếng Pháp và Toán. 9h tối về nhà ăn cơm và tiếp tục làm bài tập về nhà đến khuya.
  • Tuy nhiên, khi chị thấy kết quả học tập của con có sa sút mà kì thi học sinh giỏi đang đến gần nên bà mẹ lo lắng, quyết tâm đăng ký thêm lớp học thêm cuối tuần cho con trai. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, thấy con trai có biểu hiện chán nản, mệt mỏi không muốn làm bài, mẹ có động viên “Tiểu Tiêm ngoan, con học cố nốt mấy hôm nữa để thi bằng được học sinh giỏi, thi xong mẹ sẽ cho con nghỉ ngơi và đi du lịch. Con làm bài đi nhé, xong mới được ra ăn cơm”.
Người mẹ không thể ngờ rằng lời hứa của chị còn chưa thể thực hiện thì Tiểu Tiêm đã kiệt sức mà ra đi mãi mãi. Ai cũng xót thương cho cậu bé, riêng bố mẹ Tiểu Tiêm hối hận giờ đã không kịp nữa.

Những "hòn đá" đè nặng vẫn chưa dừng lại

  • Trong hàng chục nghìn trường khắp dải đất hình chữ S, có bao nhiêu bạn nhỏ giống với cậu bé Tiểu Tiêm? Có bao nhiêu phụ huynh như mẹ Tiểu Tiêm? BrainCare tin rằng con số là không hề nhỏ. Đã có không ít học sinh ở các cấp học bị trầm cảm, t.ự t.ử chỉ vì những “hòn đá” đè nặng mỗi ngày” như “điểm số” (Những lá thư cắt ngang cuộc đời, tại đây), “thành tích”, “áp lực”, “thi cử”… những con số không hề biết nói dối
  • Cha mẹ cần làm gì để giúp các con giải tỏa những áp lực học tập đó, đặc biệt là đang trong mùa thi, là thời điểm các con đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực? Cha mẹ có thể tìm cho mình câu trả lời trong số Brainshow #7: Lo âu học đường https://www.youtube.com/watch?v=dkzKikCsDn4

========

  • BrainCare tin rằng, với sự yêu thương, đồng hành của cha mẹ cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia đến từ Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare, các con sẽ “dám” chia sẻ những suy nghĩ, áp lực, những điều thầm kín mà các con chẳng thể nói với ai. Đừng ngần ngại liên hệ với BrainCare ngay hôm nay để con có tinh thần khỏe mạnh, cha mẹ nhé!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng ký trị liệu