Ác mộng của em về bạo lực học đường

Tại sao học sinh lại im lặng khi bị "đánh"?

  • Đêm hôm qua em lại nằm mơ thấy ác mộng. Ác mộng trong suốt 5 tháng vừa qua, kinh hoàng và thật sự ám ảnh đối với cô gái mới lớp 10 như em. Trong mơ, em nghe thấy tiếng chế giễu cười nhạo, nghe thấy những lời lẽ khinh miệt. Thậm chí là xúc phạm cả gia đình em. Rồi lại thấy cảnh cặp sách mình bị ném xuống sân trường. Thấy những tờ giấy viết lời lẽ chửi em dán đầy lên bàn, lên áo em.

“Mẹ ơi, con không muốn đi học, con sợ đến trường lắm mẹ ơi”.

  • Nhưng rồi, những buổi học tiếp theo, mọi người vẫn thấy có một cô gái ngồi ôm cặp ở 1 góc lớp, vẻ mặt buồn và căng thẳng.
“Em đau à”
  • “Dạ, em đau. Em đau vì cơ thể em bị đánh, em đau vì bọn chúng xúc phạm em và gia đình em. Em đau vì em vẫn còn phải đi học, chưa ai cảnh cáo hay dập tắt hành vi bạo lực của chúng nó”
Vậy,
“Sao em lại im lặng?” Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm “lật mở” từng lí do, tại đây
!!!!

Tự t.ử vì bạo lực học đường

  • “Bố mẹ à, bố mẹ có thấy con mấy nay càng ngày càng trầm lắng không? Sáng sáng con cứ chần chừ không muốn tới trường, bố mẹ thì vội vã, và thường to tiếng với con, giục con “mau lên”. Có phải bố mẹ đang nghĩ, con lớn rồi, con bắt đầu giữ khoảng cách với bố mẹ, nên bố mẹ “để con tự lớn” đúng không ạ?” Con rất sợ 2 từ “tự lớn”!!!
Đọc thêm: Trầm cảm sớm ở trẻ em, có biểu hiện như thế nào?
 
🔔🔔 Hồi chuông cảnh báo vấn nạn Bạo lực học đường đang réo lên mỗi ngày. Ai sẽ cùng em giải thoát? Hay chính các em sẽ tự mình tìm những hướng giải quyết mà nhiều người không mong muốn? Vẫn nhớ đến câu chuyện của cô nữ sinh lớp 10, ở Nghệ An đang được quan tâm trên nhiều trang mạng xã hội đưa tin. Mới chỉ 2 ngày trước thôi, em đã mua dây thừng và tự t.ử cũng vì 4 từ “Bạo lực học đường”. Sợ hãi, lạc lõng, không có chỗ dựa, không tìm thấy lối thoát, tự t.ử là cách mà nhiều em học sinh bị bạo lực học đường đã lựa chọn. Khi gia đình biết chuyện, thì đã quá muộn.

Nỗi đau của những người ở lại

“Gia đình mất con.
Chúng tôi mất cháu”.
Đó là những gì mà bạo lực học đường đã để lại cho các em học sinh và gia đình.
  • Vậy, làm cha mẹ, chúng ta có nên đứng im khi thấy những sự thay đổi thất thường của con? Cùng BrainCare tiếp tục đồng hành cùng các em học sinh phòng tránh và vượt qua vấn nạn bạo lực học đường càng sớm càng tốt!!!

Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký trị liệu