Trước nay ba mẹ hay có ngộ nhận rằng, chỉ những người trưởng thành mới mắc trầm cảm khi áp lực công việc quá lớn mà không biết rằng trẻ con cũng là đối tượng dễ mắc chứng bệnh trầm cảm. Chính vì chưa hiểu rõ về căn bệnh này ở trẻ nhỏ dẫn đến hệ lụy đáng tiếc. Trẻ em mắc trầm cảm như thế nào? Bài viết này sẽ bàn đến biểu hiện, nguyên nhân và biện pháp để giúp ba mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Trầm cảm ở trẻ em là một tình trạng bị rối loạn tâm lý khiến cho trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, không còn niềm vui và hứng thú đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Theo y khoa hiện có khoảng 3 loại rối loạn trầm cảm mà trẻ em thường gặp đó chính là rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn tâm trạng hỗn hợp và rối loạn khí sắc.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Không thể tập trung, khó lựa chọn.
- Cơ thể bị mệt mỏi, không còn năng lượng để hoạt động.
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản.
- Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động vui chơi yêu thích trước đây.
- Cảm thấy bản thân bị chán ghét, bỏ rơi. Vậy, người khôn ngoan cảm thấy “tôi chán ghét bản thân mình”, họ sẽ làm như sau? “click ngay”.
- Suy nghĩ về cái chết.
Rối loạn tâm trạng hỗn hợp
- Những trẻ em mắc phải bệnh này sẽ khá tăng động, hiếu động thái hóa, có xu hướng chống đối với mọi thứ.
- Trẻ dễ cáu giận, bực tức không rõ nguyên nhân.
Rối loạn khí sắc
- Người bệnh thường sẽ có triệu chứng như ù tai, đau đầu.
- Mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Cơ thể thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc, học tập.
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, khí sắc u sầu.
Nguyên nhân
Trẻ bị áp lực bài vở, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ. Ba mẹ không chuẩn bị cho trẻ tâm lý khi bước vào giai đoạn mới của cuộc đời (nhất là ở những trẻ chuyển từ bậc học mẫu giáo sang tiểu học). Hội chứng ám thị trường học, buồn chán, lo âu khi phải đến trường trở nên khá phổ biến ở các em trong giai đoạn chuyển cấp hay ở giai đoạn ôn thi căng thẳng.
Tổn thương từ phía gia đình
Trẻ nhỏ bị ảnh hưởng rất nhiều từ xung đột của gia đỉnh. Bản thân trẻ non nớt nên tâm lý trẻ sợ bị bỏ rơi, coi gia đình là chỗ dựa duy nhất. Nên trẻ nhỏ trong các gia đình có cha mẹ ly hôn, không hạnh phúc.
Môi trường sống thay đổi
Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị thay đổi môi trường sống sẽ khiến cho bé khó có thể thích nghi tốt. Từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè, chuyện học tập và cả tâm lý của trẻ.
Chấn thương về tâm lý
Thất bại trong học tập, trong mối quan hệ bạn bè, đặc biệt những trẻ bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.
Di truyền
Thông nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ thì ADN cũng là yếu tố có thể gây ra các căn bệnh trầm cảm. Hiện nay có khoảng hơn 40% các trường hợp trầm cảm ở trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu rơi vào các trẻ từ 1 đến 6 tuổi.
Biện pháp
- Cha mẹ thường xuyên tâm sự, chia sẻ và học cách lắng nghe con nhiều hơn.
- Không tạo áp lực quá lớn đối với các sinh hoạt hàng ngày, học tập, mối quan hệ khiến bị cảm thấy khó chịu.
- Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hỗ trợ cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin để bé có thể phát triển tốt hơn.
- Rèn luyện cho bé chế độ sinh hoạt tốt nhất, ngủ đúng giờ, thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để giúp bé thoải mái hơn.
- Luôn động viên bé để bé có thể tự do phát triển và thoải mái vui chơi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cùng còn tham gia các hoạt động mà con thích như đọc sách, xem phim, ca hát,…
- Kết hợp cùng với nhà trường để có thể biết được nhiều hơn các hoạt động của bé, đồng thời chú ý hơn về các mối quan hệ, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
- Các bé chuẩn bị bước vào môi trường mới, chuyển sang giai đoạn mới như bước vào bậc tiểu học hay chuyển cấp, ba mẹ nên chuẩn bị cho con những kỹ năng cần thiết để đối diện với những áp lực trẻ gặp phải trong cuộc sống.
- Cha mẹ trang bị cho các con kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng đối phó tình huống thực tế.
Đối với trẻ em mắc trầm cảm, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả chữa trị bệnh. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu trẻ được can thiệp chữa trị kip thời. Việc để trẻ trong tình trạng trầm cảm quá lâu sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tính mạng trẻ, tổn thương não bộ khó phục hồi.
Thường ba mẹ thấy con có các biểu hiện bệnh về mặt thể chất như đau đầu, đau bụng, chán ăn, mất ngủ… tì hay đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa. Nhưng việc chữa không đúng bệnh lại làm tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.
Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất với trẻ em mắc trầm cảm là điều trị bằng tâm lý trị liệu. Nếu ba mẹ thấy trẻ có trên 5 biểu hiện nói trên hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa tâm lý để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn