Theo thống kê của Bộ Y tế có 38% thanh thiếu niên Việt Nam dùng thời gian rảnh chơi game. 6/2018 Tổ chức Y tế Thế giới đã coi nghiện game là chứng bệnh rối loạn tâm thần mới.
Hậu quả
Rối loạn về thể chất
- Đau đầu, suy dinh dưỡng, giảm thị lực, tổn thương xương khớp, vẹo cột sống…
Rối loạn tâm thần
- Mất tập trung, giảm trí nhớ, bồn chồn, cáu kỉnh, khó chịu.
Rối loạn cảm xúc
- Trầm cảm, họ bị đứt đoạn mối liên hệ xã hội, rơi vào trạng thái cô đơn, khủng hoảng, càng chìm đắm vào game, vào thế giới ảo và dễ dẫn đến hành vi lệch chuẩn.
Rối loạn hành vi
- Thực hiện hành vi như các nhân vật trong game, biến đổi nhân cách như chém giết, hoang tưởng như nghĩ mình ở thế giới khác, siêu nhân.
Vô sinh
- Vì việc cung cấp máu lên các bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội
- Trong giai đoạn trẻ phát triển và thể chất và tâm sinh lý thì việc nghiện game là vấn nạn gây nhức nhối cho gia đình và xã hội. Nghiện game không dễ dàng chữa khỏi, không phải dứt khỏi các thiết bị điện tử là trẻ hết nghiện. Cần sự điều trị tích cực của các chuyên ngành, cần sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và các bác sĩ điều trị, chuyên gia trị liệu tâm lý để người bệnh lành vết thương tâm lý và rời xa thói quen xấu. Vì bản chất đây là loại nghiện hành vi. Loại nặng là đã rối loạn về tâm thần, tâm sinh lý. Đòi hỏi việc điều trị phải có lộ trình rõ ràng. Trong đó tùy theo rối loạn có các phương án khác nhau. Tuyệt đối không để đối tượng nặng điều trị tại nhà vì không hiệu quả và gây hậu quả khó lường. Nên đưa người bệnh đến các trung tâm trị liệu về tâm thần. Cũng không nên đến bệnh viện trừ trường hợp quá nặng vì sẽ gây cảm giác nặng nề cho bệnh nhân dễ dẫn đến bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Biện pháp
Trị liệu bằng thuốc
- Thuốc an thần chống tràm cảm để người bệnh kiểm soát được hành vi chơi và lấy lại được giấc ngủ theo nhịp sống bình thường.
Trị liệu tâm lý
- Liệu pháp tâm lý điều chỉnh hành vi và cảm xúc của người bệnh. Đây là liệu pháp được cho là rất hữu hiệu trong việc cai nghiện. Căn cứ vào mô hình điều trị để điều chỉnh hành vi. Thông qua các đánh giá, các bài test của chuyên gia trên các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Để từ đó đưa ra kết luận về rối loạn người bệnh gặp phải và phương án trị liệu tâm lý để chữa lành tổn thương tâm lý cho người bệnh và giúp người bệnh trở lại nhịp sống bình thường.
- Bố mẹ cần giám sát trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường, định hướng trẻ sử dụng game một cách phù hợp, có thời gian biểu rõ ràng.
- Gia đình cũng cần giải thích cho trẻ về những tác hại của việc nghiện game, dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, khuyến khích con mình tham gia các loại hình giải trí mang tính cộng đồng như thể thao, hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Trường học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa nghiện game và hỗ trợ những học sinh nghiện game.
- Nghiện game cũng giống như các loại nghiện khác cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Nghiện nặng làm rối loạn hành vi, biến đổi tâm sinh lý. Nghiện game dù tinh vi và khó phát hiện, không dễ để cai nhưng sẽ khỏi nếu được điều trị kịp thời, hợp lý và triệt để.
- Vậy, teen cần gì? Click ngay
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn