Nếu bạn có một đứa con không ngoan (mới lớp 7, nghiện game, trộm tiền của bố mẹ để chơi game, trốn học,…), bạn có từ mặt nó không, có đ.ánh ch.ửi nó dã man không, có bắt nó ko được sinh hoạt cùng gia đình, bắt nó ở phòng riêng, tự nấu ăn riêng,… không?
Vừa ngay lúc nãy, BrainCare bắt gặp được dòng trò chuyện của một chị Phụ huynh (BrainCare xin phép giấu tên) trên Facebook. BrainCare xin phép trích một đoạn mở đầu của chị như ở trên. Đó là những câu hỏi của chị dành cho những bậc cha mẹ khác. Đó cũng chính là thực tế của gia đình cị đang gặp phải: Con của chị (mới lớp 7) đã nghiện game, trộm tiền, trốn học…Mượn câu chuyện của chị, BrainCare sẽ xoáy sâu hơn vào những nguy hiểm của “ngh.iện game”. Biết được nguy hiểm của ngh.iện game, chúng ta sẽ có thêm động lực thôi thúc để hành động, giúp con thoát khỏi “vũng lầy” nghi.iện game.
Ngh.iện game nguy hiểm không? (1)
- Nếu việc chơi game thông thường mang lại nhiều lợi ích cho người chơi thì tình trạng nghiện game lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng. Nghiện game được xem như một chứng rối loạn tâm thần với đa dạng các triệu chứng. Người bệnh có thể mãi đắm chìm vào thế giới “ảo” trong game mà quên đi cuộc sống ở thực tại.
- Đặc biệt là những người có cuộc sống không hạnh phúc, không được giống như mong muốn lại càng cảm thấy hứng thú và muốn được hòa mình vào những trận game để không còn lo nghĩ đến những việc bên ngoài. Lâu dài sẽ khiến cho người bệnh có xu hướng cô lập bản thân, không muốn tiếp xúc với những người bên cạnh, kể cả những người thân trong gia đình.
- Thậm chí có những người còn bỏ bê cả những hoạt động quan trọng xung quanh. Họ không màn đến việc học tập, không phấn đấu nhiều cho công việc. Đặc biệt còn có trường hợp không quan tâm đến việc ăn uống, nghỉ nghỉ, các sinh hoạt xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
Ngh.iện game nguy hiểm không? (2)
- Bên cạnh đó, một số trường hợp quá khích, do thắng thua trong các trò chơi mà nhiều người sinh ra lòng hận thù, đố kỵ lẫn nhau. Khi thua cuộc, những đối tượng nghiện game sẽ cố gắng chơi liên tục để “phục thù”. Thậm chí có không ít các trường hợp ch.ém gi.ết, đ.âm ch.ém lẫn nhau ngoài đời thực cũng do quá sa đà vào game.
- Nếu không được kịp thời can ngăn, người nghiện game có thể thực hiện các hành vi sai trái nhằm để thỏa mãn mục đích của bản thân. Đặc biệt ở những trường hợp là đối tượng học sinh, trẻ vị thành niên chưa có khả năng tự chủ về kinh tế, nên rất dễ dẫn đến tình trạng lừa gạt, trộm cắp để có tiền tiếp tục chơi game.
- Khi nghiện game trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần nguy hiểm hơn, cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng, loạn thần,….Một số trường hợp còn lạm dụng rượu bia, các chất kích thích để giải tỏa sự bất ổn trong tâm trí.
Khám sức khỏe tâm thần tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.