Vợ chồng không hạnh phúc… ly hôn. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, năm 2017 con số ly hôn là 398 vụ, tăng 68 vụ (20,6%) so với cùng kỳ năm 2016 (trị liệu tâm lý gia đình). Trong đó, có hơn 40% các cặp vợ chồng ở dưới độ tuổi 30; khoảng 36% ở độ tuổi 30 – 40, phần lớn trong số đó (chiếm tới khoảng 90%) là có con nhỏ – đây là đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất khi bố và mẹ ly hôn.

Mẫu thuẫn chuyện con cái… ly hôn. Tình trạng con sa vào các tệ nạn xã hội ngày càng tăng, khiến bố mẹ trở nên bất lực. Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố mới đây, tại 6 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, có tới 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi, 8% trong số đó thậm chí chưa đủ 18 tuổi.

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong gia đình lại xảy ra nhiều vấn đề bất cập như vậy?

Đó có thể là các cặp vợ chồng tiến tới hôn nhân “không tình yêu” nên cảm thấy không chấp nhận được nhau. Hoặc vì vấn đề kinh tế, như hai vợ chồng chỉ kiếm được ít tiền mà các khoản chi tiêu lại quá mức, nhiều cặp vợ chồng đã không thể chịu được. Hoặc chồng/vợ đi “ngoại tình”… và rất nhiều nguyên nhân khác.

Hậu quả đằng sau của những cuộc cãi vã, mâu thuẫn hay đằng sau những tờ giấy ly hôn, con cái luôn là người chịu thiệt thòi nhất.

Có khoảng 60% phụ nữ cho biết, con cái mình phải chứng kiến cảnh bố bạo hành với mẹ và đây mới chính là điều khiến họ cảm thấy đau đớn nhất. Hơn 50% cho hay họ không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu nhất là trong bối cảnh phải cách ly xã hội trong dịch Covid vừa rồi. Nhiều người trong số đó đã muốn tự tử. Có người kể đã đi ra sông mấy lần nhưng khi nghĩ tới con nhỏ lại quay về và cảm thấy vô cùng khổ sở với cuộc sống luôn bị hành hạ, đọa đầy và không hạnh phúc…”. (trị liệu tâm lý gia đình)

Đội ngũ chuyên gia

Gallery Image
Gallery Image

Bất kể là gia đình nào (vợ chồng con cái, gia đình nhiều thế hệ, gia đình một cha/mẹ, hay gia đình chắp vá gồm mẹ ghẻ, cha dượng, con chung, con riêng… đều mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ở đó, vợ chồng tôn trọng những nét đặc thù của nhau, được tự do phát triển những khả năng, ý thích, mối quan tâm riêng, và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau để mỗi người có thể thăng tiến đến mức cao nhất. Con cái được tự do suy nghĩ và hành động nhưng lúc nào cũng yên tâm sẽ được cha mẹ hỗ trợ nếu cần. Trong những giai đoạn khủng hoảng, gia đình lành mạnh có thể thích ứng, thậm chí thay đổi cấu trúc, để đối phó, và sau mỗi khủng hoảng gia đình lại đuợc trưởng thành thêm lên. (trị liệu tâm lý gia đình)

BrainCare sẵn sàng ở đây và đồng hành cùng cộng đồng các gia đình xây dựng và hướng tới gia đình lành mạnh, hạnh phúc như vậy. BrainCare sẽ mở ra cánh cửa an toàn để các thành viên trong gia đình trải lòng và giải tỏa những căng thẳng. Từ đó, mang lại cho cả gia đình cảm giác hạnh phúc, xây dựng được tự tin, và nhờ vậy có thể phát triển đến mức cao nhất khả năng của mỗi thành viên.

Lợi ích của tham vấn tâm lý gia đình

Mục đích của tham vấn tâm lý gia đình đó là giúp các thành viên trong gia đình nhìn ra được cấu trúc sai hiện hữu và hậu quả của nó. Sau khi đạt được mục đích này, những thay đổi sâu sắc và bền vững theo hướng tích cực sẽ đạt được một cách tương đối dễ dàng. 

Đặc biệt sau những buổi trị liệu, từng thành viên của gia đình hoàn toàn có thể thực hành tại nhà và có kinh nghiệm để tự mình vượt qua những vấn đề tiếp theo của bản thân.

Vậy, kết quả sau tham vấn tâm lý gia đình sẽ đạt được gồm: Trị liệu tâm lý gia đình

  • Giải quyết tận gốc rễ vấn đề mà gia đình đang gặp phải (mâu thuẫn, áp lực, ngoại tình, trầm cảm sau sinh …).
  • Giúp các thành viên chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau.
  • Xây dựng sự tự tin cho các thành viên trong gia đình. Bằng cách giúp các thành viên có khả năng nhận định đúng đắn về mình, về người khác, và về thế giới xung quanh; biết nhận trách nhiệm cá nhân; biết chọn lựa những giải pháp thích hợp và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc và ý nghĩ của bản thân với người khác. 

  • Con cái và bố mẹ tự thấu hiểu chính bản thân mình và kết nối được với nhau, từ đó giúp gia đình thích ứng và yêu thương nhiều hơn.
  • Giúp bố mẹ/con cái tìm cách giải quyết mọi khó khăn trong đời sống để từ đó thay đổi hành vi, cách ứng xử bên ngoài.
  • Đánh thức năng lực tự chữa lành và ý chí tích cực vốn có trong cơ thể của mỗi thành viên.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần gia đình hoàn toàn tự nhiên và không gây ra bất kỳ biến chứng hay tác dụng phụ nào trong – sau điều trị.

Đặc biệt, sau quá trình trị liệu, BrainCare sẵn sàng đồng hành cùng gia đình để định hướng và nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày. BrainCare gọi đó là “Gói đồng hành”.

Mái ấm gia đình – tiếng gọi thân thương nhất mà ai cũng mong muốn. Hãy để “Nhà là nơi để về“. (trị liệu tâm lý gia đình)

Với mỗi một vấn đề, đội ngũ chuyên gia sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp. Sau đây là một số phương pháp áp dụng:

Kỹ thuật: Nâng cao Hormone hạnh phúc.
Kỹ thuật: "Kết nối trái tim"
Kỹ thuật: "Sử dụng thực hành nghệ thuật để thể hiện cảm xúc"
Previous
Next

Những trái tim được chữa lành (trị liệu tâm lý gia đình)

Hình ảnh dưới đây là sản phẩm của chính thân chủ đã từng đến BrainCare tham vấn và trị liệu. Cảm ơn sự nỗ lực của em và biết ơn tình cảm đáng trân quý mà em đã dành cho chuyên gia của BrainCare.

Mỗi em là một mảnh ghép để tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong cuộc sống. Đó là nguồn động lực to lớn để BrainCare luôn cố gắng trau dồi chuyên môn, kỹ thuật không ngừng. Biết ơn thật nhiều!

tri-lieu-tam-li
Previous
Next
Previous
Next

Cùng nhau xây dựng hạnh phúc trong chính gia đình thân yêu!

BrainCare cam kết
  • Học được cách gỡ rối các tình huống tương tự để tránh tái phát.
  • Biết cách ổn định cảm xúc, tâm lý và tinh thần.
  • Học cách kết nối với các mối quan hệ, giao tiếp với chính mình và mọi người. Từ đó, giúp bạn cân bằng các mối quan hệ (ví dụ: quan hệ Mẹ chồng – nàng dâu, vợ – chồng, bố mẹ – con cái,…).
  • Chuyên gia sẽ đồng hành cùng thân chủ trước – trong – sau thời gian trị liệu.
  • Học được cách gỡ rối các tình huống tương tự để tránh tái phát.
  • Biết cách ổn định cảm xúc, tâm lý và tinh thần.
  • Học cách kết nối với các mối quan hệ, giao tiếp với chính mình và mọi người. Từ đó, giúp bạn cân bằng các mối quan hệ (ví dụ: quan hệ Mẹ chồng – nàng dâu, vợ – chồng, bố mẹ – con cái,…).
  • Chuyên gia sẽ đồng hành cùng thân chủ trước – trong – sau thời gian trị liệu.

Các dự án - "Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây"