Trầm cảm sau sinh – Hệ quả khôn lường
- Theo thống kê có đến 10% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh và có đến 41,2% trong số đó có ý định tự sát. Tại bệnh viện Tâm thần Trung ương đã ghi nhận rất nhiều những ca mất kiểm soát về hành vi, cảm xúc do trầm cảm sau sinh. Nhưng điều đáng buồn là căn bệnh này chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Người thân của bệnh nhân và ngay cả người bệnh còn chưa hiểu rõ và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Bởi đây cũng là căn bệnh mà khi khởi phát khá khó phát hiện. Nhiều khi chúng ta dễ nhầm lẫn với việc sản phụ bị stress mệt mỏi sau sinh. Nhưng đây thực sự là căn bệnh và nghiêm trọng nhất là lâu dài sẽ dẫn đến việc tổn thương nghiêm trọng về não bộ dẫn đến mất kiểm soát hành vi và thậm chí là tự sát.
- Trầm cảm sau sinh không buông tha một ai. Có thể, mẹ trầm cảm khi sinh con đầu lòng, thậm chí có những người mẹ mắc trầm cảm trong lần sinh thứ 2, thứ 3. Điều này không thể tránh khỏi. “Con ơi, mẹ đã từng muốn chết”, tiếng lòng của người mẹ ấy vẫn còn đọng lại trong tâm trí của những ai đã từng lắng nghe câu chuyện tâm sự của của chị Giang – người mẹ mắc trầm cảm sau sinh đã nói lên tiếng lòng của mình. Câu chuyện của chị Giang đã được chúng tôi gói gọn qua bài viết “Trầm cảm ở nơi hạnh phúc nhất” – Nếu bạn biết điều này.
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh là gì?
- Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
- Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
- Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
- Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
- Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
- Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
- Giận dữ, mất kiểm soát.
- Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
- Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
- Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
- Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
- Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
- Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.
Vậy nguyên nhân là gì?
- Nguyên nhân chính là do rối loạn hocmon: nghĩa là người phụ nữ sau sinh thì nội tiết tố nồng độ estrogen và progesterone bị giảm sút một cách đột ngột, thêm vào đó nội tiết tố của tuyến giáp cũng giảm xuống khiến phụ nữ chậm chạp trong suy nghĩ, mệt mỏi. Bên cạnh đó tình trạng thay đổi thể tích máu, huyết áp dinh dưỡng không đủ sau khi sinh, kiêng cữ không hợp lý.
- Tình trạng căng thẳng không hạnh phúc trong gia đình ví như những người bị bạo hành gia đình về tiền bạc, tinh thần tình dục sẽ có khả năng mắc trầm cảm sau sinh gấp 5 lần người bình thường.
- Khó khăn về tiền bạc, không có người hỗ trợ giúp đỡ.
- Có tiền sử trầm cảm.
- Có di truyền: có người thân mắc trầm cảm sau sinh
- Mệt mỏi, mất ngủ: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại.
Cách khắc phục
- Hỗ trợ từ người thân: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cho những ca mới khởi phát. Những cử chỉ săn sóc, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho sản phụ được nghỉ ngơi sẽ là liều thuốc tuyệt vời để giúp người bệnh phục hồi.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc được sử dụng thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.
- Tham vấn tâm lý, cơ sở y tế chuyên khoa về tâm thần để được thăm khám để sớm tìm ra căn nguyên và phương pháp điều trị đúng. Đây là hướng đi được nhiều người đã từng bị trầm cảm tìm đến.
- Hãy lắng nghe cơ thể mình: Nếu thấy có những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh chị em đừng để tình trạng này kéo dài dẫn dẽ đến tổn thương sâu về não bộ. Hãy đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để được thăm khám, tư vấn để hỗ trợ kịp thời. Tin vui cho các bệnh nhân bị mắc trầm cảm sau sinh là nếu được thăm khám kịp thời thì bệnh hầu như khỏi hoàn toàn!
Đánh giá trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn