- Nói đến bệnh tâm thần, đại đa số nghĩ đó là những người “chập cheng, dở hơi, điên”. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người mắc nhưng chỉ biểu hiện ở dạng trầm cảm thể nhẹ, stress hay rối loạn cảm xúc.
- Thực tế hiểu biết của người dân về sức khỏe tâm thần rất hạn chế, thậm chí sai lệch ngay cả trong đội ngũ những người làm công tác y tế. Nhiều người nghĩ bệnh nhân tâm thần là những người “đang nằm điều trị trong bệnh viện hoặc ở nhà nhưng phải luôn để mắt đến”, “nguy hiểm”…
Tuy nhiên, những người “tâm thần” theo cách hiểu này chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, là phần nổi của tảng băng chìm rối nhiễu tâm trí – khái niệm hiện đại của bệnh tâm thần. Còn có những người bị trầm cảm thể nhẹ, stress, rối loạn cảm xúc…
- Số điều trị tại các bệnh viện chủ yếu là những người bị tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm thể nặng, chiếm không quá 10% tổng số bệnh nhân tâm thần nói chung. Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây cho thấy, gánh nặng rỗi nhiễu tâm trí ở mức phổ biến, ở mọi đối tượng, nhất là phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ.
- Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng đã tiến hành một khảo sát với 1.000 trẻ 8 tuổi ở 31 xã thuộc 5 tỉnh, thành Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre, từ năm 2001 đến 2005. Kết quả cho thấy, cứ 10 trẻ thì có 2 em bị rối nhiễu tâm trí.
Một khảo sát khác cũng của trung tâm này trong năm 2008 với nhóm phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hoặc mới sinh con trong vòng 2 tháng tại Hà Nội và Hà Nam cho thấy, tỷ lệ chị em bị rỗi nhiễu tâm trí tương ứng với mỗi tỉnh là 22% và 33%.
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008 mới được công bố cho thấy, trong số hơn 10.000 thanh thiếu niên có hơn 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tử. So với số liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên. Đặc biệt, cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30%. - Thế nhưng, số người được chẩn đoán hoặc tự biết mình có bệnh tâm lý chỉ chiếm dưới 20%, còn lại không biết mình có bệnh. Vì không biết mình có bệnh nên nhiều người không được chăm sóc đầy đủ để tránh bệnh diễn biến xấu hơn. Với những người biết bệnh thì việc chăm sóc cơ bản là do tự bệnh nhân và gia đình xử trí theo phương châm “thì cứ thế biết làm sao, đến đâu hay đến đó, đông tây y kết hợp cúng bái”, tiến sĩ Tuấn cho biết.
- Bên cạnh đó, mảng điều trị tâm lý cho các bệnh nhân tâm thần này đang bị bỏ quên. Tại các bệnh viện, việc điều trị thuốc vẫn là chủ yếu, rất ít triển khai trị liệu tâm lý.
- Theo ông Tuấn, không chỉ riêng bệnh tâm thần mà chăm sóc y tế tại nước ta từ trước đến nay mới chỉ chú ý đến điều trị bệnh mà không chú ý nhiều đến vấn đề tâm lý, tinh thần. Những rối loạn đời sống tâm lý, tình cảm… trước, trong và sau thời gian mắc bệnh thường để diễn biến theo tiến trình “tự phục hồi”. Cũng vì thế mà việc điều trị hiệu quả không cao.
- Giáo sư Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam cũng cho biết, ngay cả những người mắc bệnh bình thường cũng rất cần được hỗ trợ về tâm lý. Tuy nhiên, bác sĩ, những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, lại không có đủ thời gian để tư vấn. Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, mỗi người bệnh chỉ có một khoảng thời gian eo hẹp với bác sĩ khám.
- Bác sĩ Vũ Hải, Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, với mỗi bệnh nhân ông chỉ có thể dành thời gian 1-2 phút, lâu thì 5-10 phút. Trong khi mỗi bệnh nhân bị ung thư lại có hàng trăm thắc mắc cần được giải đáp.
- Bác sĩ Đỗ Huyền Nga, Khoa nội 1, Bệnh viện K cũng cho biết, với những bệnh nhân mới bác sĩ thì có thể dành thời gian khám trong 15 phút, bệnh nhân cũ thì chỉ được 3 phút. Tuy nhiên, thực tế với một bệnh nhân bị ung thư mới thì cần thời gian ít nhất là 30 phút (tốt nhất là một tiếng) để được tư vấn về phác đồ điều trị, tâm lý, ăn uống như thế nào… Những bệnh nhân được tư vấn đầy đủ như thế rất ít.
- Vì thế, theo các chuyên gia, tại mỗi cơ sở y tế cần thành lập một nhóm làm công tác xã hội. Trên thế giới, đội ngủ làm cộng tác xã hội đã được hình thành từ rất lâu, còn tại Việt Nam mới chỉ một số bệnh viện có đội ngũ này. Họ là những nhân viên trong ê kíp trị liệu, thu thập thông tin về điều kiện sống, tâm lý, trợ giúp về vấn đề tâm lý.
- Đọc thêm: 15 phút mỗi ngày, lo âu và trầm cảm sẽ “bỏ chạy đi biệt tích”, bạn có tin?
Nguồn: http://tuvanmatuy.com/nhieu-nguoi-mac-benh-tam-than-ma-khong-biet
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn