Nguyên nhân dẫn đến Stress do công việc
Stress do công việc là những phản ứng không tốt về mặt cảm xúc cơ thể khi xuất hiện những áp lực, những yêu cầu công việc vượt ra ngoài khả năng của bản thân. Stress do công việc có thể định nghĩa ngắn gọn hơn là sự mất cân bằng giữa các yêu cầu quá sức của công việc và cuộc sống của mỗi các nhân.
Nếu stress do công việc không được giải quyết sẽ dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức về cả thể chất và sức khỏe tinh thần cũng vì thế mà bị ảnh hưởng như đánh giá thấp bản thân mình, cảm giác tuyệt vọng bao trùm, hoặc nghiêm trọng hơn có thể buông bỏ công việc hiện tại để rồi đẩy bản thân mình vào trạng thái vô định dẫn đến trầm cảm vì thất nghiệp sau đó.
Một số nguyên nhân dẫn đến stress do công việc có thể kể đến:
- Làm việc không đúng sở trường: Đây có thể được coi là nguyên nhân thường gặp nhất bởi tất cả chúng ta không ai có thể thoải mái nhất khi mặc một chiếc áo không vừa do vậy khi làm một công việc không đúng ở thích, sở trường của mình người bệnh sẽ không thể làm việc hiệu quả và đạt kết quả cao được. Từ đó năng suất công việc không đạt kết quả gây chán nản stress cho người bệnh.
- Môi trường làm việc quá khốc liệt, cạnh tranh cao: Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân sẽ khiến người bệnh không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi, đồng thời việc phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái áp lực kéo dài. Là nguyên nhân gây ra strsss trong công việc. Cũng có thể căng thẳng đến từ những người quản lý hối thúc công việc hay sự cầu toàn khó tính, cứng nhắc trong công việc của họ cũng khiến người bệnh trở nên mệt mỏi trên đường đua.
- Môi trường làm việc nhàm chán, không tìm ra hướng phát triển bản thân: Như nguyên nhân bên trên thì môi trường quá khốc liêt, áp lực sẽ gây stress cho người bệnh nhưng nếu công việc quá nhàm chán sẽ đẩy người bệnh vào trạng thái mất phương hướng, vô định, không tìm ra hướng đi phát triển bản thân cũng như tìm tòi những tiềm tàng trong con người mình. Không biết làm gì tiếp theo và đi theo hướng nào cũng sẽ nhất chìm người bệnh vào stress.
- Khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp hoặc cấp trên: Mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, trường hợp mối quan hệ bị mất đi hoặc bế tắc thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và gây ra stress cho người bệnh.
- Do chính bản thân mình: Trong con người mỗi chúng ta hầu như đều có những luồng suy nghĩ mẫu thuẫn. Những người hiểu được bản thân mình nghĩ gì thường sẽ biết định hướng công việc cũng như tìm hướng phát triển cho bản thân mình. Tuy nhiên nếu đặt ra cho mình quá nhiều tham vọng khi thực hiện không tốt sẽ gây chán nản và căng thẳng cho chính bản thân.
Nguyên nhân dẫn đến stress của sinh viên:
Nếu như những sinh viên thành thị chịu áp lực học tập và những vấn đề cảm xúc thì những sinh viên từ tỉnh lẻ theo học ở các trường đại học lớn lại có nhiều những áp lực từ nhiều phía hơn. Một số nguyên nhân chung dẫn đến stress của sinh viên cụ thể:
- Áp lực về học phí: Những áp lực về học phí đối với những sinh viên tỉnh lẻ là một trong những nguyên nhân gây ra stress cho sinh viên. Với tình trạng học phí tăng dần theo từng năm thì điều này có lẽ sẽ là nguyên nhân gây ra stress kéo dài của sinh viên.
- Áp lực về chi phí sinh hoạt tăng cao: Không chỉ có những áp lực về học phí. Áp lực về chi phí sinh hoạt cũng làm cho nhiều sinh viên rơi vào trạng thái bế tắc căng thẳng stress. Do bản thân vẫn chưa làm ra kinh tế nên khi phải chi trả một số tiền lớn cho sinh hoạt tại các thành phố lớn sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ lo âu, áp lực hàng ngày khiến cơ thể bị stress.
- Áp lực học tập: Đây là vấn đề hầu như xảy ra ở tất cả tất cả chúng ta khi trải qua quãng đời sinh viên. Việc học tập ở các trường đại học, những kiến thức chuyên môn, áp lực thi cử, áp lực về điểm số sẽ gây ra cho sinh viên nhiều chăng thẳng. Đã có rất nhiều trường hợp sinh viên thức đêm nhiều ngày để ôn thi khiến cơ thể suy nhược, mọc mụn và đặc biệt tình trạng stress trở nên nghiêm trọng hơn.
- Căng thẳng từ phía gia đình: Sinh viên có gia đình không hòa hợp, bố mẹ cãi nhau, anh chị em không thương yêu đùm bọc sẽ khiến người bệnh trở nên căng thẳng trong tính cách. Cũng có nhiều trường hợp sinh viên cũng bị áp lực do sự quan tâm quá lớn từ phía gia đình.
- Áp lực với nỗi cô đơn: Điều này đang ngày càng xảy ra với nhiều sinh viên không chỉ với những sinh viên tỉnh lẻ xa gia đình mà còn với những sinh viên ở thành thị bởi cô đơn là trạng thái cảm nhận hàng ngày của mỗi người, cảm giác cha mẹ không quan tâm, cô đơn do phải “bước đi” một mình. Việc sử dụng smart phone và những vấn đề công nghệ cũng khiến sinh viên rơi vào trạng thái cô đơn sau đó.
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn