Một số biểu hiện bệnh Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lan tỏa thường khởi phát ở nhóm tuổi 36-45 tuổi (47%), gặp ở nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ nữ/nam là 3/1).
- Biểu hiện lo âu dai dẳng, liên tục, mơ hồ, lơ lửng. Nội dung lo âu đa dạng, lo âu về sức khỏe chiếm tỷ lệ cao nhất. Các triệu chứng tâm thần của rối loạn lo âu lan tỏa (theo ICD 10) chiếm tỷ lệ cao (85,7% – 100%), phân bố đều giữa 2 giới, xuất hiện phần lớn thời gian trong ngày.
- Các triệu chứng cơ thể đa dạng, tập trung chủ yếu ở hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, biểu hiện tăng quá mức hoạt động thần kinh tự trị. Cụ thể: Hồi hộp tim đập nhanh chiếm tỷ lệ cao nhất (93%). Khô miệng cũng có tỷ lệ cao: 79%. Vã mồ hôi, cơn nóng lạnh là triệu chứng thường gặp. Chóng mặt và run tay chân là 2 triệu chứng gặp nhiều ở nữ (70% và 73,9%)
Các yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển của Rối loạn lo âu
- Sang chấn: người phải trải qua việc lạm dụng, các sang chấn tâm lý, hoặc chứng kiến những sang chấn tâm lý sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu.
- Căng thẳng từ bệnh tật: người có vấn đề về sức khỏe và lo lắng đặc biệt về tình trạng bệnh tật của mình có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn lo âu.
- Căng thẳng tiến triển: từ một sự việc, một căng thẳng nhỏ tiến triển dễ dàng gây rối loạn.
- Tách biệt bản thân: một số người sống tách biệt, tư duy cá nhân dễ dàng mắc rối loạn lo âu hơn người khác.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm dễ dẫn đến rối loạn lo âu.
- Tiền sử gia đình có rối loạn lo âu: yếu tố gen cũng có ảnh hưởng rối loạn lo âu.
- Thuốc, rượu: lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc hoặc cai rượu, cai thuốc cũng là nguyên nhân làm rối loạn lo âu tệ hơn.
Triệu chứng phổ biến
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Do vậy cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.
- Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh.
- Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được.
- Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ.
- Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh.
- Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi xương khớp, cơ bắp, dây chằng.
- Chóng mặt, đau đầu kéo dài, buồn nôn: Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ làm giảm tự tin trong giao tiếp, cản trở công việc và quan hệ trong xã hội.
- .Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số người bệnh có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, trong khi đó, số khác lại bị sụt cân.
- Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ. Tình trạng này để lâu cũng tác động lại đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến tâm lý không ổn định.
- Cảm thấy nghi ngờ bản thân: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.
Các phương pháp chuẩn đoán
- Bạn cảm thấy lo âu quá mức về việc học, công việc, các mối quan hệ, các việc khác trong cuộc sống.
- Nỗi sợ, sự lo âu ập đến với bạn và bạn khó kiểm soát điều đó.
- Bạn cảm thấy trầm cảm, suy sụp, có vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Bạn cảm thấy sự lo âu của bạn có liên quan tới tình trạng sức khỏe.
- Bạn suy nghĩ muốn tự tử, hoặc có hành vi tự tử. Trường hợp này nên tìm kiếm sự điều trị tại phòng cấp cứu ngay.
Thầy thuốc Ưu tú - TS. BSCK II
- Phó viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai
- Trình độ học vấn: Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa 2
- Chuyên môn: Tư vấn và điều trị Bệnh tâm thần, Trầm cảm, Tâm thần phân liệt, Tự kỷ, Rối loạn Giấc ngủ, Rối loạn do Nghiện chất.
- Quá trình công tác: Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Viện phó Viện sức Khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai.
- Đề tài Nghiên cứu Khoa học: Bệnh Tâm thần phân liệt, Bệnh Trầm cảm, Bệnh Hoang tưởng ảo giác, Rối loạn cảm xúc do Rượu, Hỗ trợ điều trị Hội chứng cai nghiện Heroin,…